Trung Quốc muốn đưa tàu ngầm vũ trang hạt nhân tới Thái Bình Dương

(Baonghean.vn) - Bắc Kinh đang đứng trước nguy cơ chạy đua vũ trang mới bằng động thái trên, dù nước này tuyên bố sự mở rộng phòng thủ tên lửa của Mỹ khiến họ không có lựa chọn khác.

Trung Quốc đã nghiên cứu công nghệ tàu ngầm có trang bị tên lửa đạn đạo hơn 3 thập niên qua. Ảnh: Getty.
Trung Quốc đã nghiên cứu công nghệ tàu ngầm có trang bị tên lửa đạn đạo hơn 3 thập niên qua. Ảnh: Getty.

Theo Guardian, Quân đội Trung Quốc đang sẵn sàng điều các tàu ngầm vũ trang tên lửa hạt nhân đầu tiên tới Thái Bình Dương, biện minh rằng hệ thống vũ khí mới của Mỹ đã phá hủy lực lượng phòng thủ hiện có của Bắc Kinh, khiến họ không còn phương án nào khác.

Giới chức quân sự Trung Quốc chưa cho biết chính xác thời gian của cuộc tuần tra lớn, nhưng quả quyết động thái trên chắc chắn xảy ra.

Họ nhắc đến các bản kế hoạch hồi tháng 3 nhằm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc, và phát triển tên lửa siêu thanh có khả năng tấn công Trung Quốc trong vòng 1 giờ kể từ lúc phóng, như những mối đe dọa lớn đến tính hiệu quả của lực lượng phòng thủ trên mặt đất của nước này.

Báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc trước Quốc hội Mỹ dự báo “Trung Quốc có thể sẽ tiến hành tuần tra phòng thủ hạt nhân lần đầu tiên trong năm 2016”, dù các quan chức cấp cao của Mỹ từng đưa ra những dự đoán tương tự trước đó.

Trung Quốc đã nghiên cứu công nghệ tên lửa đạn đạo trong 3 thập niên qua, song việc triển khai trên thực tế bị trì hoãn vì lý do lỗi kỹ thuật, các quyết sách,…

Đến nay, Bắc Kinh đang tuyên bố theo đuổi chính sách phòng thủ thận trọng, không bao giờ là nước đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân trong xung đột và lưu trữ đầu đạn và tên lửa ở những nơi riêng rẽ, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của ban lãnh đạo tối cao.

Tờ Guardian cũng nhận định triển khai tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân sẽ đem lại những hậu quả khó lường. Các đầu đạn và tên lửa sẽ được gắn với nhau và chuyển cho hải quân, để tiết kiệm thời gian nếu có quyết định phóng vũ khí hạt nhân. Việc Trung Quốc bắt đầu tuần tra có sử dụng tên lửa có thể làm xấu thêm tình trạng căng thẳng chiến lược vốn có với Mỹ về vấn đề Biển Đông.

Lá chắn chống tên lửa đạn đạo THAAD được quyết định triển khai tại Hàn Quốc sau vụ thử hạt nhân thứ 4 của Triều Tiên, và nhằm bảo vệ Hàn Quốc khỏi tấn công bằng tên lửa.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cho rằng tầm bắn của hệ thống THAAD mở rộng tới Trung Quốc và góp phần ảnh hưởng khả năng phòng thủ hạt nhân của nước này. Họ đã cảnh báo Seoul rằng quan hệ song phương có thể “bị hủy hoại ngay” nếu vẫn tiếp tục triển khai THAAD.

Phía sau những cảnh báo đáng lo ngại là mối bận tâm ngày một tăng trong Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc rằng kho hạt nhân tương đối nhỏ của nước này (ước tính 260 đầu đạn so với 7.000 của Mỹ và Nga), chủ yếu gồm tên lửa trên mặt đất, ngày càng dễ bị tổn thương trước một cuộc tấn công đầu tiên, dù bằng hạt nhân hay vũ khí thông thường.

 Phòng thủ tên lửa không phải mối lo duy nhất của nước này. Họ còn lo lắng về tên lửa siêu thanh mới đang được phát triển theo chương trình tấn công toàn cầu nhanh của Mỹ có mục tiêu tạo ra tên lửa dẫn đường chính xác tới các mục tiêu ở bất cứ đâu trên thế giới chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ.

Trung Quốc đang phát triển một tên lửa tương tự nhưng giới chức tại Bắc Kinh lo sợ rằng kho hạt nhân của Trung Quốc có thể bị xóa sổ sạch sẽ, khi tên lửa họ bắn ra để trả đũa bị phá hủy giữa không trung bởi lớp phòng thủ của Mỹ.

 Thảo Linh

(Theo Guardian)

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.