Tổng thống Obama sẽ tới Hiroshima sau 71 năm thảm họa

(Baonghean.vn)- Trong khuôn khổ chuyến công du châu Á từ ngày 21 đến 28/5 tới, Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định sẽ tới thăm thành phố Hiroshima. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một Tổng thống Mỹ đương nhiệm tới Hiroshima từ khi thành phố Nhật Bản này hứng chịu quả bom hạt nhân của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.
Thông cáo của Nhà Trắng nêu rõ Tổng thống Obama sẽ tới thành phố Hiroshima cùng với Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe khi ông đến Nhật Bản vào cuối tháng 5 này để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7).
Người phát ngôn của Nhà Trắng Josh Earnest nhấn mạnh hoạt động này cho thấy cam kết của nhà lãnh đạo Mỹ trong việc tiếp tục thúc đẩy hòa bình và an ninh trong một thế giới không vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản dẫn nguồn chính phủ nước này cũng xác nhận thông tin trên, đồng thời nêu rõ Tổng thống Mỹ sẽ tới Hiroshima vào ngày 27/5 sau khi Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc.
2
Cờ rủ Nhật Bản trước mái vòm bom hạt nhân tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, phía Tây Nhật Bản ngày 6/8/1998. Ảnh: Reuters.
Như vậy, ông Obama đã trở thành vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến thăm thành phố Hiroshima, nơi bị bom nguyên tử Mỹ phá hủy vào ngày 6/8/1945. Hồi tháng 4 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã tới thăm tượng đài tưởng niệm các nạn nhân trong vụ bom nguyên tử tại Hiroshima.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cũng đã tới thăm Hiroshima, nhưng chỉ sau khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống.
  Quả bom hạt nhân thay đổi thế giới
* Quả bom với tên mật mã “Cậu bé nhỏ”, và có sức công phá tương đương 20.000 tấn thuốc nổ TNT đã được thả xuống thành phố Hiroshima. 
* Đại tá Paul Tibbets, 30 tuổi đến từ bang Illinois, là người điều khiển chiến dịch thả quả bom hạt nhân xuống Hiroshima.
* Enola Gay, chiếc máy bay thực hiện vụ thả bom, được đặt theo tên mẹ của Đại tá Tibbets.
* Mục tiêu cuối cùng chỉ được quyết định chưa đầy 1h trước khi quả bom được thả. Điều kiện thời tiết tốt tại Hiroshima là điềm báo chẳng lành cho số phận của thành phố này.
* Khi nổ, nhiệt độ điểm nổ của quả bom là vài triệu độ C. 140.000  người đã thiệt mạng ngay lập tức. 
* Ba ngày sau đó, quả bom nguyên tử thứ hai có tên mật mã Fat Man (“Ông mập”) đã được thả xuống thành phố Nagasaki, tiếp tục gây ra thảm hoạ nhân đạo trong chiến tranh.
* Hai quả bom nguyên tử này cũng là một phần trong việc kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Lan Hạ
(Theo BBC)

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.