Những cung đường đến trường nguy hiểm nhất thế giới

(Baonghean.vn) - Đến trường là nỗi ám ảnh của hàng triệu học sinh và phụ huynh trên thế giới khi phải vượt qua hành trình đầy mạo hiểm.

Theo UNESCO, trong 5 năm qua, tiến độ xây dựng những con đường đến trường đã chững lại. Nhiều khu vực không có những con đường bằng phẳng, thêm vào đó ngập lụt thường xuyên là những nguyên nhân khiến cho trẻ em quyết định bỏ học.

Các giải pháp nghe có vẻ đơn giản: xây dựng cầu đường, mua xe buýt và thuê tài xế. Tuy nhiên, vấn đề thiếu vốn và thiên tai tái diễn ở nhiều nước khiến việc thực hiện các giải pháp trên gặp nhiều trở ngại.

Những bức ảnh sau sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những con đường không hề dễ dàng mà nhiều trẻ em phải trải qua để được tiếp cận một nền giáo dục tiên tiến.

Nhiều học sinh ở Gulu (Trung Quốc) phải đi qua con đường mòn men theo vách núi chỉ rộng có 30cm trong 5 giờ đồng hồ để đến trường. Ảnh: Sipa Press.
Nhiều học sinh ở Gulu (Trung Quốc) phải đi qua con đường mòn men theo vách núi chỉ rộng có 30cm trong 5 giờ đồng hồ để đến trường. Ảnh: Sipa Press.
Học sinh ở làng Zhang Jiawan, miền NamTrung Quốc leo lên những chiếc thang gỗ không chắc chắn để đến trường. Ảnh: Rex Features.
Học sinh ở làng Zhang Jiawan, miền NamTrung Quốc leo lên những chiếc thang gỗ không chắc chắn để đến trường. Ảnh: Rex Features.
Những đứa trẻ phải băng qua dãy Himalaya ở Zanskar, Ấn Độ để đến trường nội trú. Ảnh: Timothy Allen.
Những đứa trẻ phải băng qua dãy Himalaya ở Zanskar, Ấn Độ để đến trường nội trú. Ảnh: Timothy Allen.
Các em học sinh đang vượt qua một cây cầu treo bị hỏng ở Lebak, Indonesia. Sau khi câu chuyện được lan truyền, nhà sản xuất thép lớn nhất Indonesia đã xây một cây cầu mới để các em có thể qua sông an toàn. Ảnh: Reuters.
Các em học sinh đang vượt qua một cây cầu treo bị hỏng ở Lebak, Indonesia. Sau khi câu chuyện được lan truyền, nhà sản xuất thép lớn nhất Indonesia đã xây một cây cầu mới để các em có thể qua sông an toàn. Ảnh: Reuters.
Trẻ em phải đu dây dài 400m ở độ cao 800m để vượt qua sông Rio Negro, Colombia trên con đường đến trường. Ảnh: Christoph Otto.
Trẻ em phải đu dây dài 400m ở độ cao 800m để vượt qua sông Rio Negro, Colombia trên con đường đến trường. Ảnh: Christoph Otto.
Chèo thuyền tới trường ở Riau, Indonesia. Ảnh: Nico Fredia.
Chèo thuyền tới trường ở Riau, Indonesia. Ảnh: Nico Fredia.
Đi qua “cây cầu” làm bằng rễ cây ở Ấn Độ. Ảnh: The Atlantic.
Đi qua “cây cầu” làm bằng rễ cây ở Ấn Độ. Ảnh: The Atlantic.
Cô bé cưỡi trâu đi học ở Myanmar. Ảnh Andrey.
Cô bé cưỡi trâu đi học ở Myanmar. Ảnh Andrey.
Trẻ em đứng trên nóc thuyền để qua sông đi học ở Panguruna, Indonesia. Ảnh: Muhamad Buchari.
Trẻ em đứng trên nóc thuyền để qua sông đi học ở Panguruna, Indonesia. Ảnh: Muhamad Buchari.
Chuyến xe ngựa đặc biệt chở đầy học sinh ở Delhi, Ấn Độ. Ảnh Reuters.
Chuyến xe ngựa đặc biệt chở đầy học sinh ở Delhi, Ấn Độ. Ảnh Reuters.
 Bè thô sơ, phương tiện chính để các học sinh làng Cilangkap, Indonesia đi lại. Ảnh Reuters.
Bè thô sơ, phương tiện chính để các học sinh làng Cilangkap, Indonesia đi lại. Ảnh Reuters.
Học sinh ở Padang, Sumatra, Indonesia như những diễn viên xiếc trên con đường đến trường. Ảnh: Barcroft Media.
Học sinh ở Padang, Sumatra, Indonesia như những diễn viên xiếc trên con đường đến trường. Ảnh: Barcroft Media.
Học sinh tiểu học ở tỉnh Rizal, Philippines mang phao để vượt sông đi học. Ảnh: EPA.
Học sinh tiểu học ở tỉnh Rizal, Philippines mang phao để vượt sông đi học. Ảnh: EPA.

Trung Nam

(Theo Boredpanda)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.