Trung Quốc bực tức với tuyên bố chung của G7

Trung Quốc ngày 12/4 đã bày tỏ sự giận dữ đối với tuyên bố chung của các ngoại trưởng nhóm G7 phản đối việc gây hấn, khiêu khích ở Biển Đông và biển Hoa Đông, vốn ám chỉ các hành động của Bắc Kinh.

Trung Quốc thời gian qua liên tục có các hành động gây hấn, làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông - Ảnh minh họa: Reuters
Trung Quốc thời gian qua liên tục có các hành động gây hấn, làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông - Ảnh minh họa: Reuters

“Chúng tôi yêu cầu các nước thành viên G7 tôn trọng cam kết của mình (về việc) không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh hải”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một thông cáo, theo Reuters.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng G7 - nhóm các nước tiên tiến nhất thế giới bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Canada - nên tập trung vào việc hợp tác và điều hành kinh tế toàn cầu, chống sự suy giảm, tăng trưởng chậm hơn là “thổi phồng và kích động”.

Hôm 11.4, ngoại trưởng các nước thành viên G7 sau cuộc họp ở thành phố Hiroshima (Nhật Bản) đã ra tuyên bố chung “phản đối bất cứ hành động dùng vũ lực, đe dọa hoặc đơn phương khiêu khích nào có thể làm thay đổi hiện trạng, gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông”.

Tuyên bố chung không nhắc trực tiếp đến Trung Quốc, nhưng Trung Quốc thời gian qua liên tục bị lên án vì các hành động cấp tập bồi đắp đảo nhân tạo trái phép và quân sự hóa ở Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng “không có vấn đề gì với tự do hàng hải và hàng không đối với Biển Đông và biển Hoa Đông”, đồng thời cam kết giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại trực tiếp nhưng cực lực phản đối việc thông qua tòa án. Trước đó, Trung Quốc đã tẩy chay phiên toà xét xử vụ Philippines kiện nước này ra Tòa trọng tài quốc tế, phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Theo Thanh niên

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.