Nga - NATO: Vẫn cần có nhau

(Baonghean) - Ngày 20/4, tại Brussels (Bỉ), Hội đồng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)-Nga đã triệu tập cuộc họp đầu tiên sau gần 2 năm gián đoạn. Để hiểu rõ hơn về sự kiện này, Báo Nghệ An có cuộc phỏng vấn PGS, TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an.

P.V: Thưa Thiếu tướng, đề nghị ông điểm lại một số nét đáng chú ý trong quá trình hoạt động của Hội đồng Nga - NATO?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Hội đồng Nga - NATO được thành lập tại Hội nghị thượng đỉnh NATO - Nga tháng 5/2002 ở Rome (Italy). Hiện Nga có đại diện tại cơ quan thường trực của NATO tại Brussels, ngược lại NATO cũng có đại diện thường trực tại Điện Kremlin. Đây là cơ chế để 2 bên trao đổi thông tin, biết được các hoạt động quân sự, chính trị của đối phương trong từng giai đoạn, thông báo kịp thời thông tin cho nhau để tránh hiểu nhầm. Nói cách khác, Hội đồng Nga - NATO là cầu nối ra đời trên cơ sở nhu cầu của 2 lực lượng quân sự lớn nhất hành tinh, muốn hiểu rõ và nắm bắt thông tin để tránh khủng hoảng không mong muốn xảy ra.
1
Toàn cảnh cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO hôm 20/4. Ảnh: AP.
Năm 2003, khi Tổng thống Bush (con) phát động chiến tranh xâm lược Iraq, Nga cùng một số đồng minh của Mỹ như Đức, Pháp, Italy phản đối quyết liệt, Hội đồng Nga - NATO bắt đầu khủng hoảng, chấm dứt hoạt động. 
Từ năm 2009, khi ông Obama lên cầm quyền, thực hiện chính sách cài đặt lại quan hệ với Nga, yêu cầu khôi phục hoạt động của Hội đồng Nga - NATO. Sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, Mỹ và NATO lại đình chỉ hoạt động trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ, Nga - NATO xuống mức thấp nhất, bên bờ vực cuộc Chiến tranh Lạnh mới và hoạt động của hội đồng này gián đoạn suốt 2 năm qua. 
P.V: Vậy tại sao các cuộc họp bàn của Hội đồng Nga - NATO lại được nối lại trong tháng 4 này? Và chương trình nghị sự của cuộc họp vừa qua tập trung các vấn đề gì, thưa Thiếu tướng?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Động lực nối lại đối thoại không phải xuất phát chỉ từ phía Nga, mà chắc chắn do Mỹ và NATO cũng có nhu cầu tương tự. Sở dĩ đây là thời điểm nối lại hoạt động Hội đồng là do tác động của nội chiến Syria, khi Nga tham gia không kích, làm thay đổi cục diện trên chiến trường, buộc Mỹ phải chấp nhận vai trò quan trọng của Nga đối với khủng hoảng Syria nói riêng và các vấn đề trọng đại của thế giới nói chung.
Nói cách khác, chính sách bao vây cấm vận Nga của Mỹ, NATO và các nước Tây Âu không hề làm Nga suy yếu. Trái lại, Nga từng bước củng cố trở lại vai trò của mình trên chính trường thế giới, đặc biệt tại Trung Đông và các điểm nóng khu vực.
2
Nga và NATO vẫn cần có nhau. Ảnh: Internet
Tại cuộc gặp 2 ngày vừa qua, trọng tâm của Hội đồng đặt ở 2 chủ đề chính. Chủ đề chủ yếu phủ bóng cuộc gặp là khủng hoảng Ukraine, chiếm tới 2/3 thời lượng thảo luận. Quan điểm của Nga tại đối thoại lần này là họ đã làm tròn trách nhiệm thực thi thỏa thuận Minsk II ngày 12/2/2015, yêu cầu 2 tỉnh Donetsk và Lugansk không xung đột quân sự nữa.
Trong khi đó, NATO cho rằng Nga không làm tròn trách nhiệm, xung đột ở Donbass chưa hề chấm dứt là do Nga vẫn ủng hộ 2 nước Cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk. Như vậy, đánh giá về Ukraine 2 bên hoàn toàn khác nhau và đổ lỗi cho nhau, Nga cho rằng trong 1,5 năm qua sau thỏa thuận Minsk II số lần chính quyền Kiev được NATO hậu thuẫn vi phạm nhiều lần hơn số lần Donetsk và Lugansk vi phạm. Điều này chính quyền Kiev phải chịu trách nhiệm, hay nói cách khác, NATO đứng sau chính quyền Kiev phải chịu trách nhiệm. 
Nội dung thứ 2 cũng được đưa ra thảo luận là cuộc chiến chống khủng bố và người nhập cư, kể cả giải quyết cuộc xung đột tại Syria, dù không phải trọng tâm. Khi thảo luận quá trình chuyển tiếp chính trị, NATO vẫn giữ quan điểm không thừa nhận vai trò của ông Bashar al-Assad, ngược lại Nga cho rằng ngoài người dân Syria, không ai có quyền bác bỏ vai trò của ông al-Assad. Trong vấn đề Syria, có điểm tương tự với Ukraine, Nga cho rằng Mỹ và các đồng minh phương Tây cũng như Arập đã không nghiêm túc thực hiện thỏa thuận ngừng bắn ngày 27/2 vừa qua, chính lượng đối lập được các nước này hỗ trợ đã phá bỏ cam kết ngừng bắn.
Về chủ đề chống khủng bố và khủng hoảng di cư, Nga có thái độ sẵn sàng hỗ trợ các nước châu Âu giải quyết các khía cạnh này. Ngoài ra, còn có các vấn đề về mặt chiến thuật như việc Nga phản đối NATO bố trí hệ thống tên lửa đạn đạo tại châu Âu, triển khai vũ khí hạng nặng như máy bay tiêm kích, xe tăng hiện đại, đưa lực lượng bộ binh tinh nhuệ áp sát biên giới Nga cả 2 phía Tây Bắc và Tây Nam,… cũng được đặt lên bàn thảo luận. 
P.V: Theo Thiếu tướng, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc nhóm họp vừa qua của Hội đồng Nga - NATO không thành công?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Lùi lại lịch sử, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Mỹ và NATO đã cam kết với Liên Xô cũ 2 điều: không mở rộng NATO về phía Đông và không thiết lập các căn cứ quân sự mới tại các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa của Liên Xô cũ. Nhưng sau khi Liên Xô tan rã, chính Mỹ và NATO đã phá vỡ cam kết, mở rộng NATO về các nước phía Đông, nâng NATO từ 12 thành 26 quốc gia, các nước XHCN cũ lần lượt gia nhập và đẩy biên giới NATO sát vào Nga, thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở CH Czech và Ba Lan mà mục đích thực sự là vô hiệu hóa tên lửa chiến lược của Nga,… Đây chính là căn nguyên sâu xa khiến mối quan hệ trên ngày càng căng thẳng.
Trong thời gian gần đây có 2 sự kiện đẩy quan hệ Nga - NATO xuống mức thấp nhất. Thứ nhất, đó là việc năm 2013, chính quyền Putin cho phép tình báo viên Edward Snowden tị nạn chính trị tại Nga, như một cú đánh thẳng vào chính quyền Obama. Thứ 2, việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014 chính là giọt nước tràn ly, khiến quan hệ với NATO trở nên băng giá. Thế nhưng, xét cho cùng, Ukraine hay 3 nước Baltic thực ra chỉ là biểu hiện bên ngoài, toàn bộ vấn đề trong Hội đồng Nga - NATO đều phản ánh mâu thuẫn sâu xa trong quan hệ Nga - Mỹ.
Từ trước đến nay, Mỹ cô lập Nga trên trường quốc tế, bao vây, cấm vận khiến kinh tế Nga tê liệt, muốn ông Putin phải rời khỏi Điện Kremlin. Thế nhưng, ông Putin không sụp đổ, đó là bởi chính quyền Obama và người Mỹ không hiểu tính cách người Nga, sức mạnh của nước Nga. Chỉ Nga mới có đủ tiềm lực đối trọng với Mỹ, người Nga khác biệt so với các nước khác, như 1 nhà ngoại giao từng có nhận xét: “Không có người nào khát khao mãnh liệt như một người Nga, Nếu chúng ta có thể giam giữ khát vọng của nước Nga dưới một pháo đài, thì pháo đài đó sẽ nổ tung”.
Sự tín nhiệm của người dân Nga với Tổng thống Putin.
Sự tín nhiệm của người dân Nga với Tổng thống Putin. Đồ họa: Cảnh Nam
Điều này phần nào giải thích tại sao thời gian qua kinh tế Nga suy kiệt, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn nhưng niềm tin của người Nga đối với ông Putin không hề giảm, ngược lại còn tăng. Tháng 4/2014, tỷ lệ ủng hộ ông Putin tại Nga là 68%, đến tháng 4/2015 con số này tăng lên thành 88%, theo kết quả điều tra xã hội học do một tổ chức có uy tín của Mỹ tiến hành. Như vậy, khách quan mà nói, giữa Nga - Mỹ có mâu thuẫn sâu sắc không thể hóa giải, là căn nguyên sâu xa khiến Hội đồng tháng 4/2016 không thành công.
P.V: Như vậy, Thiếu tướng có nhận định gì về tương lai Hội đồng Nga - NATO?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Phải khẳng định rằng Nga vẫn rất cần NATO và NATO cũng rất cần Nga. Vì thế, Hội đồng vẫn tồn tại, vẫn sẽ tiếp tục có các cuộc trao đổi. Mỹ muốn cô lập Nga, nhưng các quốc gia châu Âu như Đức, Pháp, Italy,… lại ôm suy nghĩ khác. Việc Nga sụp đổ không có lợi cho họ, trái lại họ cần hợp tác với Nga trên lĩnh vực kinh tế, từ đó chi phối thái độ chính trị và an ninh của các cường quốc đối với Nga.
Bởi thế, dù cuộc họp vừa qua đã thất bại nhưng tôi cho rằng việc 2 bên thống nhất tiếp tục đối thoại, chứng tỏ họ vẫn cần nhau. Quá trình khắc phục mâu thuẫn Nga - NATO là quá trình lâu dài nhưng sớm muộn sẽ từng bước cải thiện, hóa giải. Sau những diễn biến vừa qua, dư âm để lại cho cộng đồng quốc tế là niềm tin rằng Nga - NATO tiếp tục là đối tác đối thoại, tiếp tục cần nhau dù hiện đang đứng ở 2 bên bờ vực thẳm thiếu lòng tin.
Thu Giang
(Thực hiện)

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.