Lào xả nước đập thuỷ điện giúp Việt Nam chống hạn

Lào sẽ xả nước một số đập thuỷ điện đến cuối tháng 5 nhằm tăng lưu lượng nước chảy vào sông Mekong, giúp Việt Nam giải quyết hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. 

Một đập nước của Lào trên sông Mekong. Ảnh:
Một đập nước của Lào trên sông Mekong. Ảnh: Nikkei

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Khammany Inthirath, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào, hôm 23/3 cho biết nước này sẽ tiến hành xả nước từ các đập thủy điện với lưu lượng khoảng 1.136 m3/s. Hoạt động diễn ra từ ngày 23/3 đến cuối tháng 5. 

Cùng với lượng nước xả từ đập thủy điện của Trung Quốc và từ một số con sông khác của Thái Lan, ước tính tổng lượng nước từ sông Mekong qua Lào, Campuchia vào Việt Nam là khoảng 3.611 m3/s. Dự kiến lượng nước này tới khu vực đồng bằng sông Cửu Long vào tuần đầu tháng 4. 

Trước đó, Trung Quốc cũng tuyên bố xả nước tại một đập thuỷ điện ở tỉnh Vân Nam từ giữa tháng ba tới ngày 10/4 để cứu hạn cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Lãnh đạo Trung Quốc và 5 nước Đông Nam Á hôm 23/3 tham gia hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ nhất, tại Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Tại hội nghị, các lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác giữa 6 nước trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, coi đây là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu.

Hội nghị cũng ủng hộ đề xuất xây dựng Trung tâm hợp tác nguồn nước Mekong - Lan Thương nhằm thúc đẩy hợp tác giữa 6 nước trong chia sẻ thông tin và dữ liệu, nâng cao năng lực, quản lý lũ lụt và hạn hán, và thực hiện các nghiên cứu chung về nguồn nước sông Mekong - Lan Thương.

Do tác động của El Nino, lượng mưa trong khu vực giảm mạnh khoảng 20-30% so với trung bình nhiều năm, trong khi đó lượng nước sông Mekong về Việt Nam giảm 50%, dẫn đến tình trạng mặn lấn sâu vào đất liền đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều nơi nước mặn vào sâu đất liền tới 70 - 90 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 15 - 20 km, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và đời sống dân sinh tại khu vực. 

Các con đập đã hoàn thành, đang xây và dự kiến xây trên sông Mekong. Đồ họa: Michael Buckley
Các con đập đã hoàn thành, đang xây và dự kiến xây trên sông Mekong. Đồ họa: Michael Buckley

Theo VNE

tin mới

Tướng Cương: Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga sẽ không đẩy Trung Quốc bước qua 'vạch đỏ' đối với châu Âu và Mỹ

Tướng Cương: Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga sẽ không đẩy Trung Quốc bước qua 'vạch đỏ' đối với châu Âu và Mỹ

(Baonghean.vn) -Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc trong hai ngày 16-17/5 theo lời mời từ Chủ tịch Tập Cận Bình. Báo Nghệ An đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an.

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế.