ABC: Trung Quốc triển khai tên lửa là bước khiêu khích có chủ ý

Tổ hợp truyền thông ABC của Australia ngày 17/2 đưa tin về việc Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến tới một trong những đảo tranh chấp ở Biển Đông với nhận định rằng động thái này làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và càng khẳng định sự đúng đắn của những cảnh báo về việc quân sự hóa Biển Đông, bất chấp đề nghị kiềm chế từ Mỹ.

ABC dẫn lời các chuyên gia phân tích quốc phòng Australia cho rằng động thái mới này có thể đã được Trung Quốc tính toán thực hiện trùng với thời điểm diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN và chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Australia Julie Bishop.

Hình ảnh cho thấy hệ thống tên lửa phòng không được Trung Quốc đưa ra đảo Phú Lâm (Nguồn: Fox News)
Hình ảnh cho thấy hệ thống tên lửa phòng không được Trung Quốc đưa ra đảo Phú Lâm (Nguồn: Fox News)

Trong những ngày qua, Lực lượng quốc phòng Australia đã theo dõi hoạt động vận chuyển trang thiết bị của Trung Quốc ở Biển Đông. Quyết định này của Trung Quốc gây ngạc nhiên cho giới lãnh đạo quân sự và họ cho rằng đây là một bước khiêu khích có chủ ý, chắc chắn làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Trả lời ABC, một nguồn tin quốc phòng cấp cao nói rằng nếu Trung Quốc chỉ triển khai các vũ khí đất đối đất thì đó là một chuyện, nhưng việc triển khai tên lửa đất đối không lại là một chuyện hoàn toàn khác.

Trong khi đó, tiến sỹ Euan Graham thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc tế Lowy đồng ý rằng đây là một động thái leo thang, song chỉ là "một bậc nhỏ trên chiếc thang."

Ông nói: "Tôi cho rằng đây là nỗ lực của Trung Quốc tăng cường quân sự trên Biển Đông, song cũng đồng thời không thực hiện bước đi mang tính khiêu khích nhất trên một số đảo nhân tạo mà chúng ta đang theo dõi."

Tiến sỹ Graham cho biết, ông không quá ngạc nhiên với động thái của Trung Quốc. Ông cho hay: "Trung Quốc trước đó đã triển khai các phi đội máy bay tiêm kích. Nếu đã triển khai máy bay ở đó thì bước đi phù hợp tiếp theo là đặt các tên lửa đất đối không để bảo vệ máy bay."

Cũng theo ABC, phát biểu sau cuộc gặp với người đồng cấp Vương Nghị ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã kêu gọi tất cả các bên liên quan trong tranh chấp ở Biển Đông giải quyết bất đồng một cách hòa bình. 

Bà nói: “Australia không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông. Chúng tôi, giống như Trung Quốc và các nước liên quan khác, có lợi ích trong việc duy trì hòa bình và ổn định. Chúng tôi đề nghị kiềm chế và kêu gọi tất cả các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình"./.

Theo Vietnam+

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.