Đức tuyển thêm 8.500 giáo viên để dạy trẻ tị nạn

Chính phủ Đức đã tuyển thêm 8.500 giáo viên để dạy cho những trẻ em tị nạn nước ngoài trên toàn liên bang.

Chính phủ Đức đã tuyển thêm 8.500 giáo viên để dạy cho những trẻ em tị nạn nước ngoài trên toàn liên bang.
Chính phủ Đức đã tuyển thêm 8.500 giáo viên để dạy cho những trẻ em tị nạn nước ngoài trên toàn liên bang.

Nhật báo Đức Die Welt ngày 27/12 cho biết Đức đã tuyển thêm 8.500 giáo viên để dạy cho những trẻ em tị nạn nước ngoài trên toàn liên bang, trong bối cảnh dòng người di cư mới tới nước này được dự đoán sẽ tăng vọt vượt qua mốc 1 triệu người trong năm 2015.

Theo số liệu điều tra tại 16 bang của Đức, khoảng 196.000 trẻ em theo gia đình chạy trốn chiến tranh và nghèo đói từ Syria và Iraq đã nhập học tại Đức trong năm nay, nước này cũng đã mở tới 8.246 "lớp học đặc biệt" để giúp số trẻ trên có thể theo kịp chương trình học với các trẻ em bản địa. Theo giới chức ngành giáo dục Đức, 325.000 trẻ em trong độ tuổi đến trường đã tới quốc gia Liên minh châu Âu (EU) này trong cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất châu Âu kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Giới chuyên gia cho rằng hệ thống trường học và các cơ quan quản lý giáo dục Đức đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất từ trước tới nay khi hơn 1 triệu người tìm kiếm tị nạn, trong đó có rất nhiều trẻ em, được dự đoán tới Đức trong năm nay. Số người tị nạn tới Đức trong năm cao hơn 5 lần so với năm 2014 cũng đã đặt ra những áp lực lớn đối với Đức trong việc cung cấp các dịch vụ cần thiết cho tất cả những đối tượng trên. Ước tính Đức cần thêm 20.000 giáo viên mới đủ đáp ứng việc giảng dạy cho số trẻ em tị nạn mới tới.

Trong một diễn biến liên quan tới người di cư, Thủ tướng Đan Mạch Lars Loekke Rasmussen cùng ngày cho biết ông sẽ kêu gọi xem xét lại Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn, trong bối cảnh châu Âu đang phải đối mặt với dòng người di cư ồ ạt kéo tới.

Phát biểu trên kênh truyền hình TV2 của Đan Mạch, ông Rasmussen nhấn mạnh nếu tình hình di cư tiếp tục tồi tệ hơn, các nước châu Âu sẽ phải kêu gọi sửa đổi hiệp ước LHQ về người tị nạn, được thông qua từ năm 1951, để quy định rõ ràng hơn những quyền lợi mà người tị nạn được phép tại quốc gia đầu tiên họ tới tị nạn. Ông Rasmussen cho rằng EU nên dẫn đầu nỗ lực thay đổi công ước này, vốn đã quá cũ kỹ khi được phê chuẩn chỉ 6 năm sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Theo số liệu điều tra, từ tháng 1-11/2015, có tới 18.000 người đã nộp đơn xin tị nạn tại Đan Mạch, quốc gia nhỏ bé với khoảng 6 triệu người này hiện được coi là một trong những nước châu Âu có chính sách với người di cư gây nhiều tranh cãi. Mới đây nhất là kế hoạch tịch thu tiền mặt và các vật dụng quý giá của người di cư, dự kiến sẽ được Quốc hội Đan Mạch bỏ phiếu vào tháng 1/2016.

Theo TTXVN/ Tin Tức

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.