Toàn cảnh hội nghị COP21 tại Paris

(Baonghean.vn) - Paris chính thức khai mạc Hội nghị COP21 về chống biến đổi khí hậu. Báo Nghệ An điện tử xin đưa ra cái nhìn toàn cảnh về Hội nghị COP21.

Hơn 140 nguyên thủ các quốc gia đã đến Paris để tham dự hội nghị.

Bất chấp loạt vụ tấn công khủng bố ngày 13/11, hơn 140 nguyên thủ các nước trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Nhật Bản Sinzo Abe, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Quebec Philippe Couillard…. đã đến Paris tham dự lễ khai mạc Hội nghị COP21. An ninh thủ đô được tăng cường đến mức tối đa trong những ngày diễn ra hội nghị.

1
 Hội nghị COP 21 diễn ra với sự có mặt của hơn 140 quốc gia tại thủ đô Paris. Ảnh AFP

Mục tiêu và nội dung Hội nghị COP21

Trong 15 ngày, hội nghị lần thứ 21 về chống biến đổi khí hậu đề ra 2 mục tiêu: giữ nhiệt độ nóng lên toàn cầu không tăng quá 2 độ C và tìm ra ít nhất 100 tỷ euro mỗi năm nhằm giúp đỡ các nước nghèo đối phó với tình trạng nóng lên toàn cầu.

Sau thất bại của Copenhagen năm 2009, một lần nữa, các nhà lãnh đạo các quốc gia tiếp tục đàm phán nhằm tìm ra một động lực chính trị cũng như thể hiện quyết tâm ổn định lượng khí phát thải nhà kính trong bầu khí quyển. Bắt đầu từ ngày 30/11, Bộ trưởng về môi trường các nước sẽ tham gia các cuộc đàm phán nhằm xây dựng một thỏa thuận cuối cùng và hoàn thành vào thứ 6 ngày 11/12. Tuy nhiên, có nhiều khả năng, các cuộc đàm phán sẽ kéo dài đến tới ngày 12, 13 tháng 12.

Không giống như Nghị định thư Kyoto năm 1997 quy định trách nhiệm và chỉ áp dụng với các nước phương Tây, mục đích của COP21 là nhằm ràng buộc tất cả 195 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc. Trong đó, đặc biệt là nhằm vào các nước đang có lượng khí phát thải lớn trên thế giới như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ…

Những chướng ngại đầu tiên cho hội nghị COP21

Dù chưa chính thức bước vào các vòng đàm phán song Ấn Độ và Ả Rập Saudi đã lên tiếng từ chối cam kết về lịch trình sửa đổi cam kết cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính của nước mình.

Tại châu Âu, Ba Lan - quốc gia sản xuất điện chủ yếu bằng than đá thông báo có thể rời khỏi liên minh và không ký hiệp định nếu áp dụng mức hạn chế đối với nước này. Và hiển nhiên, đây chỉ là những rào cản ban đầu trong 15 ngày đàm phán hứa hẹn không hề dễ dàng.

Chu Thanh

(Theo Le Figaro)

tin mới

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.