Ai Cập lên án thuyết âm mưu trong vụ máy bay Nga rơi

Các kênh truyền thông chính thống Ai Cập đều bác bỏ giả thiết phiến quân Nhà nước Hồi giáo đặt bom máy bay Nga gặp nạn ở bán đảo Sinai, lên án Anh và Mỹ tuyên truyền suy đoán này.

Trong khi giới phân tích Mỹ và phương Tây đều nghiêng về khả năng máy bay Nga bị Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Ai Cập đặt bom trên khoang, truyền thông Ai Cập lại cho rằng đây chỉ là "thuyết âm mưu" nhằm trừng phạt nước này bởi Cairo đang có xu hướng xích lại gần Moscow, AFP hôm nay đưa tin.

Hiện trường máy bay Airbus A321 của Nga rơi xuống tại bán đảo Sinai, Ai Cập. Ảnh: Reuters.
Hiện trường máy bay Airbus A321 của Nga rơi xuống tại bán đảo Sinai, Ai Cập. Ảnh: Reuters.

Nhật báo Ai Cập Al-Ahram hôm qua đăng một bức biếm họa so sánh tình hình hiện tại ở Sinai với "cuộc xâm lược ba bên". Đây là cách gọi của Ai Cập đối với cuộc chiến năm 1956 giữa ba quốc gia Anh, Pháp, Israel và Ai Cập sau khi Cairo quyết định quốc hữu hóa kênh đào Suez.

Trong bức tranh, một người đàn ông lớn tuổi nói với một thanh niên đứng cạnh rằng "những gì đang xảy ra ở Sinai khiến tôi liên tưởng đến cuộc chiến ba bên năm 1956". Người thanh niên, mặc áo in dòng chữ "Tôi yêu Ai Cập" trả lời "kẻ thù của chúng ta không hề thay đổi trong 60 năm qua", ám chỉ Anh, Mỹ và các nước phương Tây khác.

Al Akhbar, nhật báo thuộc chính phủ Ai Cập, nhận định giả thiết về máy bay Nga bị đặt bom là một nghi vấn chính trị và kinh tế đáng lên án. Theo đó, tác giả Achmaoui Ashraf viết "đây là âm mưu trắng trợn nhằm trừng phạt Ai Cập về kinh tế bởi Ai Cập và Nga thời gian qua có quan hệ cởi mở về quân sự".

Tờ báo tư nhân Al-Chorouq đăng một phóng sự nhằm lên án động thái ngay lập đưa công dân đang du lịch về nước của chính phủ Anh, cho rằng hành động này là thiếu căn cứ, gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch Ai Cập.

Các kênh truyền hình quốc gia cũng như tư nhân tại Ai Cập đồng loạt công chiếu những phóng sự cho thấy khách du lịch quốc tế tại Ai Cập vẫn an toàn và vui vẻ. Họ không hề nghi ngờ đến khả năng khủng bố.

Theo các nhà điều tra, báo cáo về nguyên nhân làm chiếc phi cơ Airbus A321 của Nga rơi ở bán đảo Sinai, khiến toàn bộ 224 người thiệt mạng, cần nhiều thời gian mới có thể công bố. Một số chuyên gia cho rằng trước khi có báo cáo chính thức, các bên liên quan có thể che giấu nguyên nhân thảm họa để bảo vệ lợi ích, đặc biệt là Ai Cập khi nền du lịch của nước này có nguy cơ sụp đổ nếu giả thiết khủng bố là thật.

Theo VNE

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.