Thiếu tiền, quân đội Mỹ phải đi mượn vũ khí đồng minh

Cắt giảm ngân sách liên tục đã khiến quân đội Mỹ không còn bất cứ xe tăng, trực thăng vũ trang nào hiện diện ở châu Âu.

Mới đây, lực lượng quân sự Mỹ đồn trú ở châu Âu đã buộc phải mượn trực thăng vũ trang Black Hawk của Anh và trang thiết bị của các nước thành viên NATO khác như Đức và Hungary để diễn tập huấn luyện quân sự do ngân sách quốc phòng Mỹ bị cắt giảm nặng nề, tờ Telegraph ngày 19/10 đưa tin.

Mỹ đã không còn bất kỳ xe tăng nào ở châu Âu sau khi chuyển hết vũ khí hạng nặng và máy móc hỗ trợ chiến đấu về nước từ ba năm trước, trong khi quân số Mỹ đồn trú ở đây cũng giảm xuống hơn 1/3 kể từ năm 2012. Bởi vậy, Mỹ đã quyết định đi mượn vũ khí, trang bị của đồng minh để huấn luyện thay vì tốn kém chi phí chuyển số trực thăng, xe tăng này tới châu Âu trong thời gian ngắn.

Một chiếc trực thăng quân sự Black Hawk. Ảnh: Reuters
Một chiếc trực thăng quân sự Black Hawk. Ảnh: Reuters

Trung tướng Ben Hodges, chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu, cho biết việc quân Mỹ thiếu lực lượng và vũ khí, trang bị cần thiết cho các hoạt động quân sự là một "nguy cơ với NATO", và hành động mượn xe tăng, trực thăng và các trang thiết bị quân sự khác của các đồng minh là "cần thiết".

Tướng Hodges nói rằng việc cắt giảm ngân sách và trang bị ở châu Âu đã khiến Mỹ "không đủ năng lực tình báo cần thiết" và kết quả là họ đã bị "bất ngờ" trước các động thái của Nga đối với Ukraine và Syria. "Chúng tôi không còn nhiều chuyên gia nói tiếng Nga như trước đây, và cá nhân tôi đã bị bất ngờ trước những cuộc tập trận bất ngờ và cả hành động can thiệp vào Syria của Nga. Đơn giản là chúng tôi không có đủ khả năng để quan sát và theo dõi họ đang làm gì", ông Hodges tiết lộ.

Theo bình luận viên David Lawler của Telegraph, việc một lực lượng quân đội được coi là hùng mạnh nhất thế giới phải đi mượn vũ khí để tiến hành các hoạt động quân sự ở châu Âu là dấu hiệu cho thấy sự suy giảm hiện diện. Lầu Năm Góc đã cắt giảm đáng kể chi tiêu quân sự trong vài năm qua, và các nguồn lực đang được dồn vào những điểm nóng khác ở châu Á và Trung Đông.

Khi sự hiện diện quân sự ở châu Âu ngày càng bị thu hẹp, Mỹ đang phải trông chờ vào sự hỗ trợ trang thiết bị nhiều hơn của Anh. Tuy nhiên, Anh vừa mới tuyên bố sẽ duy trì 2% GDP cho chi tiêu quân sự, và "nếu Anh cắt giảm khoản ngân sách này, áp lực sẽ đè nặng lên các quốc gia châu Âu khác", tướng Hodges nói.

Cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ có hơn 200.000 quân đồn trú ở châu Âu, nhưng hiện nay lực lượng này chỉ còn khoảng 30.000 người. Trong khi đó, nhiều quan chức quân sự châu Âu đã kêu gọi Mỹ cần tăng cường tiềm lực quân sự cho các nước đồng minh châu Âu để họ có thể tự bảo vệ mình.

Chính quyền Mỹ mới đây đã cắt giảm quân số đồn trú ở Iraq và Afghanistan và sẽ tiếp tục cắt giảm trong tương lai. Một số quan chức Mỹ cảnh báo động thái cắt giảm ngân sách quá lớn sẽ đẩy quân đội Mỹ vào tình thế nguy hiểm trong trường hợp Mỹ phải đồng thời tiến hành hai cuộc chiến lớn.

Theo VNE

tin mới

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.

Cựu chỉ huy NATO kêu gọi 'vô hiệu hóa' khu vực của Nga

Cựu chỉ huy NATO kêu gọi 'vô hiệu hóa' khu vực của Nga

(Baonghean.vn) - Cựu Tư lệnh đồng minh tối cao NATO James Stavridis đã đề xuất rằng các thành viên của khối quân sự do Mỹ đứng đầu nên "vô hiệu hóa” vùng đất cực tây Kaliningrad của Nga nếu Moskva gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh của các nước Baltic.

Bản tin Quốc tế: Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động

Bản tin Quốc tế: Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay gồm một số nội dung: Tổng thống Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động; Nga nêu lý do tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật; Litva tuyên bố sẵn sàng gửi quân đến Ukraine; Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch quân sự ở Rafah...