Giải pháp ít tốn kém cho khủng hoảng di cư ở Afghanistan

(Baonghean.vn) - Vấn đề này có thể giải quyết ngay tại Afghanistan, bằng một vài biện pháp đơn giản và ít tốn kém.

Năm 2015 sẽ được nhớ đến là năm di cư ồ ạt từ châu Á và châu Phi sang châu Âu. Đến thời điểm này, ước tính 424.000 người di cư đã đặt chân đến các bờ biển châu Âu, so với con số 219.000 trong cả năm 2014.

Mặt khác, khoảng 2.748 người di cư đã thiệt mạng khi tìm cách vượt Địa Trung Hải trong năm nay. Con số thực tế thậm chí còn được đánh giá là cao hơn rất nhiều. Dù khó đưa ra số liệu chính xác, người ta vẫn ước tính được rằng trong số 424.000 người kia có tới 36% là người Afghanistan.

Hành trình vượt Địa Trung Hải đến châu Âu đầy hiểm họa của những người di cư. Ảnh Reuters.
Hành trình vượt Địa Trung Hải đến châu Âu đầy hiểm họa của những người di cư. Ảnh Reuters.

Bộ phận người Afghanistan di cư tới châu Âu phần lớn là thế hệ trẻ. Trong khi hầu hết giới truyền thông quốc tế đưa ra các lý do về an ninh phía sau làn sóng di cư của giới trẻ Afghanistan tới lục địa già, thực tế lại hoàn toàn khác hẳn. Afghanistan là quốc gia vốn chứa đựng các vấn đề an ninh trong suốt 35 năm qua, còn tình trạng thanh niên Afghanistan hiện bắt đầu di cư sang châu Âu một cách ồ ạt phần lớn là vì kinh tế.

Khi Taliban bị lật đổ và chính phủ dân chủ của Tổng thống Hamid Karzai được thành lập với sự hỗ trợ của NATO, Afghanistan bước vào một giai đoạn phát triển nhanh về kinh tế và xã hội. Dù nền kinh tế tăng trưởng ở mức 2 con số, đó phần lớn là nhờ sự thúc đẩy từ những khoản tiền khổng lồ người Mỹ đầu tư vào tái cấu trúc Afghanistan thông qua hình thức hợp đồng. Cùng lúc đó, hàng triệu thanh niên Afghanistan bắt đầu vào học tại các trường học trên thế giới, bằng học bổng do Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ tài trợ.

Những vấn đề của nền kinh tế Afghanistan khởi phát từ khi NATO rút quân và vốn đầu tư tại nước này. Trong thập niên vừa qua, chính phủ Afghanistan đã không kiến tạo được một nền kinh tế hoạt động tốt và đa dạng.

Giờ đây, khi viện trợ nước ngoài và số hợp đồng xây dựng, vận tải giảm xuống, nền kinh tế tại quốc gia này đang nếm trải đợt suy thoái nghiêm trọng. Hệ quả là nạn thất nghiệp làm lan nhanh cảm giác thất vọng trong thế hệ vừa được đào tạo bài bản của Afghanistan. Những người trẻ này cảm thấy tình trạng thất nghiệp rộng rãi tại quê nhà khiến họ khó phát huy hết tiềm năng của bản thân. Do đó, họ thấy rằng di cư tới châu Âu là niềm hy vọng lớn nhất về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hành trình tới châu Âu của người Afghanistan thường bắt đầu từ những con đường đầy bụi bặm ở các thủ phủ cấp tỉnh và huyện của nước này. Đó là nơi người di cư gặp những kẻ buôn người và thanh toán khoản đầu tiên. Khoản tiền này thường được chia thành những đợt nhỏ trong hành trình di cư thường xuyên phải qua khu vực cửa khẩu đầy nguy hiểm với Iran, sau đó là nhiều ngày dài đi bộ tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại Istanbul, bọn buôn người thường giấu người di cư dưới tầng hầm của các ngôi nhà cho tới thời điểm tiến hành chuyến đi tới châu Âu bằng đường bộ hoặc đường thủy. Một bộ phận người di cư lựa chọn lên những con thuyền nhỏ ngoài khơi bờ biển Tây Thổ Nhĩ Kỳ để tới những hòn đảo của Hy Lạp. Số khác quyết định đi đường bộ vào Hy Lạp hoặc Bulgaria, thường trốn dưới gầm xe tải hoặc tàu hỏa.

Điểm đến cuối cùng đối với đa số là Hungary hoặc phần còn lại của vùng Schengen ở EU. Trung bình người di cư  Afghanistan phải trả các chi phí lên đến hơn 6.000 USD cho hành trình này. Nhiều người bán đất đai, nhà cửa và tài sản khác để thanh toán cho bọn buôn người. Hậu quả là khi họ bị phát hiện, họ sẽ rất miễn cưỡng quay về Afghanistan, nơi họ không còn gì cả.

Giải pháp dài hạn đối với vấn đề di cư của Afghanistan là tăng viện trợ kinh tế (phi quân sự) cho nước này. Thế hệ mới được đào tạo của Afghanistan cần việc làm. Nếu có thể đạt được tăng trưởng kinh tế hữu cơ tại đây, với những cơ hội tuyển dụng mới, khó có khả năng người trẻ Afghanistan sẽ thực hiện hành trình mạo hiểm tới châu Âu. Châu Âu chi tiền cho người Afghanistan khi họ đang ở quê nhà sẽ tốt hơn khi họ đặt chân đến châu lục này.

Trong ngắn hạn, các chính phủ của châu Âu nên tài trợ cho các phim tài liệu và quảng cáo cảnh báo cho người Afghanistan về hiểm họa từ chuyến đi bất hợp pháp tới châu Âu. Trong nhiều trường hợp, người dân Afghanistan phản ánh rằng bọn buôn người đã lừa gạt họ, vẽ ra một bức tranh cuộc sống lộng lẫy tại châu Âu, bảo đảm về một hành trình ngắn ngày và dễ dàng.

Nếu những người Afghanistan đang có ý định di cư được cung cấp thông tin về những khó khăn và nguy hiểm của việc làm đó, nhiều người sẽ thay đổi suy nghĩ. Tuy nhiên, một khi họ bắt đầu hành trình gian khổ, họ khó có khả năng quay về, khi họ đã bán sạch mọi tài sản ở trong nước.

Một giải pháp ngắn hạn khác đối với vấn đề di cư của Afghanistan là nhắm vào chuỗi buôn người. Những kẻ này đã trở nên rất ranh mãnh trong việc trốn tránh luật pháp và chính quyền của nhiều nước trên hành trình tới châu Âu. Chúng cần phải được nhận diện và truy tố như những tên tội phạm nguy hiểm, bởi lẽ chúng đặt mạng sống của những gia đình vô tội vào vòng nguy hiểm.

Bằng một chiến dịch tình báo phù hợp với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, những kẻ buôn người sẽ dễ dàng bị nhận diện. Interpol có thể giữ vai trò hiệu quả trong việc bắt giữ và dẫn độ những tên tội phạm đa quốc gia này.

Trong khi cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 dường như vô cùng thách thức, song cũng có những giải pháp rất đơn giản và ít tốn kém. Chỉ bằng một vài phim quảng cáo và phim tài liệu có thể thay đổi suy nghĩ của cả một bộ phận người Afghanistan. Trong dài hạn, một kế hoạch toàn diện hơn về kinh tế giúp tạo ra việc làm chắc chắn sẽ khiến nhiều người tại đây từ bỏ ý định thực hiện hành trình di cư. EU nêu đấu tranh với vấn đề này ngay tại nơi nó bắt đầu là Afghanistan. Còn đến khi người di cư đặt chân tới châu Âu, điều đó đã quá trễ.

Thu Giang

(Theo Diplomat)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.