Tổng thống Mỹ có đủ số phiếu để thúc đẩy thỏa thuận hạt nhân Iran

Tổng thống Mỹ Obama
Tổng thống Mỹ  Barack Obama. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 2/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tập hợp đủ số phiếu ủng hộ cần thiết tại Thượng viện để đảm bảo thỏa thuận hạt nhân - do Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc cùng Đức) đạt được với Iran giữa tháng 7 vừa qua - sẽ có hiệu lực.

Nguồn tin từ Quốc hội Mỹ cho biết kết quả này có được sau khi Thượng nghị sỹ Dân chủ bang Maryland Barbara Mikulski trở thành thượng nghị sỹ thứ 34 tuyên bố ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran. 

Trong một tuyên bố, bà Mikulski nói: "Không có thỏa thuận nào hoàn hảo, đặc biệt là khi đàm phán với Iran. Tôi cho rằng Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung là lựa chọn khả dĩ nhất để ngăn cản Tehran sở hữu bom hạt nhân. Với lý do này, tôi sẽ bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận."

Như vậy, tới nay đã có 32 Thượng nghị sỹ Dân chủ và 2 Thượng nghị sỹ độc lập tuyên bố ủng hộ thỏa thuận, đồng nghĩa với việc phe Cộng hòa sẽ không thể tập hợp đủ một đa số áp đảo tại Thượng viện gồm 100 ghế của nước này để thông qua nghị quyết bác bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời vô hiệu hóa quyền phủ quyết của Tổng thống Obama.

Đây có thể coi là một thắng lợi quan trọng của Chính quyền Obama sau những nỗ lực vận động hành lang trong mùa Hè vừa qua. 

Các cố vấn của các nhà lãnh đạo Dân chủ tại Quốc hội Mỹ cho biết mục tiêu tiếp theo của những người ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran là tập hợp đủ ít nhất 41 phiếu ủng hộ để ngăn chặn nghị quyết bác bỏ thỏa thuận do phe Cộng hòa đề xuất.

Để làm được điều này, Chính quyền Obama cần giành thêm được 7 phiếu ủng hộ nữa trong số 10 Thượng nghị sỹ vẫn chưa tuyên bố ủng hộ hay phản đối thỏa thuận.

Tuy nhiên, ngay cả khi Quốc hội Mỹ có thông qua một nghị quyết bác bỏ thỏa thuận hạt nhân mà Nhóm P5+1 đạt được với Iran, điều đó cũng chỉ đồng nghĩa với việc cơ quan lập pháp Mỹ duy trì các đòn trừng phạt của nước này đối với Tehran, chứ không thể ngăn chặn thỏa thuận này có hiệu lực.

Bởi trên thực tế Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 7 vừa qua và đề ra những cách thức dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cùng ngày đã lên tiếng hoan nghênh việc ngày càng có nhiều nhà lập pháp Mỹ tuyên bố ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran. Trong bài phát biểu chính sách quan trọng diễn ra cùng ngày tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia ở Philadelphia Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Tehran sẽ được yêu cầu hoàn toàn tuân thủ thỏa thuận trước khi nước này có thể được hưởng các lợi ích từ việc dỡ bỏ trừng phạt. 

Ông Kerry tái khẳng định Mỹ và cộng đồng quốc tế sẽ giám sát Iran, đồng thời Chính quyền Obama sẽ đảm bảo với các đồng minh Arập của Washington, như Israel, rằng họ sẽ có được sự ủng hộ về chính trị-quân sự cần thiết để tự vệ trước mối đe dọa từ Iran. 

Tuy nhiên, Người phát ngôn của Chủ tịch Hạ viện John Boehner, ông Cory Fritz, cho rằng "thúc đẩy một thỏa thuận tồi, không màng tới sự phản đối của người dân và đa số nhà lập pháp Mỹ, không phải là thắng lợi của Tổng thống Obama."

Dự kiến, các nhà lập pháp tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ sẽ tiến hành thảo luận về thỏa thuận này ngay khi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Thu vào ngày 8/9 tới và có kế hoạch bỏ phiếu về "một dự luận bác bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran" vào ngày 17/9./.

Theo Vn+

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.