Đức đề xuất EU biểu quyết về kế hoạch phân bổ người di cư

Cảnh sát
Cảnh sát Hungary ngăn chặn người di cư tại Roszke, gần biên giới với Serbia ngày 16/9. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng cần phải tiến hành cuộc biểu quyết giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) về kế hoạch phân bổ người di cư, theo đó nếu đa số các nước chấp thuận thì các nước từ chối cũng phải có trách nhiệm tiếp nhận người di cư.


Ông Steinmeier nhấn mạnh không thể để chỉ Đức, Áo, Thụy Điển và Italy phải gánh chịu cuộc khủng hoảng người di cư.

Theo ông, đây không phải là cách thức thể hiện sự đoàn kết của châu Âu và nếu không còn cách nào khác thì EU cần tiến hành biểu quyết lấy ý kiến của đa số. 

Theo thể thức bỏ phiếu lấy đa số áp đảo, các quyết định mang tính ràng buộc phải được thực thi nếu 55% số nước đại diện cho 65% tổng dân số EU đồng ý. 

Ý tưởng này đi ngược lại với truyền thống của EU là luôn hướng tới sự thỏa hiệp và đồng thuận về các chính sách.

Hiện Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia và Litva đã phản đối ý tưởng phân bố người di cư theo cơ chế hạn ngạch cho các nước thành viên EU. 

Đây cũng là lý do khiến hội nghị các Bộ trưởng Nội vụ EU hôm 14/9 vừa qua không đạt được thỏa thuận về việc phân bổ 120.000 người di cư mới.

Trong một diễn biến liên quan tới vấn đề di cư, Thụy Sĩ thông báo sẽ tiếp nhận từ 4.000-5.000 người di cư đã đến EU từ các nước bị chiến tranh tàn phá như Syria, Iraq và Afghanistan.

Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ dự kiến sẽ tiến hành thảo luận về kế hoạch này và ​​trình lên EU vào ngày 22/9 tới trong một động thái nhằm chia sẻ gánh nặng người di cư với các nước Hy Lạp, Italy và Hungary.

Tổng thống Thụy Sĩ Simonetta Sommaruga cho rằng không có một giải pháp quốc gia riêng đối với vấn đề người di cư mà cần có giải pháp trên toàn châu Âu. 

Việc đồng ý tiếp nhận người di cư là một sự thay đổi lớn trong quyết định của Thụy Sĩ vì đến nay chính phủ liên bang vẫn tránh thảo luận về vấn đề này trong bối cảnh cử tri Thụy Sĩ hồi năm ngoái đã nhất trí hạn chế người nhập cư từ châu Âu, bất chấp thỏa thuận tự do đi lại mà nước này đã ký với EU.

Ngoài ra, chính phủ Thụy Sĩ cũng sẽ thảo luận về khả năng chi từ 50-100 triệu franc cho hoạt động viện trợ nhân đạo cho các nước có xung đột Iraq và Syria thông qua các tổ chức phi chính phủ (NGO) đang hoạt động tại đây./. 

Theo VN+

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.