Châu Âu: Cảnh báo về dư lượng thuốc trừ sâu trong trái cây

(Baonghean) - Mới đây, Greenpeace - một tổ chức phi chính phủ đã lên án việc sử dụng “thuốc trừ sâu độc hại” trong việc trồng trái cây, đặc biệt là táo - loại quả được tiêu thụ nhiều nhất ở các nước châu Âu.
Theo báo cáo của Greenpeace, sau khi phân tích ngẫu nhiên 85 mẫu đất và nước ở các trang trại thuộc các quốc gia khác nhau, các nhà nghiên cứu phát hiện có đến 3/4 mẫu vật có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép.
Thậm chí, các nhà nghiên cứu còn phát hiện 7 loại thuốc trừ sâu bị Liên minh châu Âu cấm sử dụng ngay trên 1 mẫu vật. Và có ít nhất 70% loại thuốc trừ sâu được sử dụng có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người và động vật. Hồi đầu năm 2015, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) cũng đưa ra một bản đánh giá chỉ ra rằng 45% trên 1.610 quả táo được phân tích có dư lượng thuốc trừ sâu cao hơn mức cho phép.
Ảnh minh họa - Internet.
Ảnh minh họa - Internet.
Báo cáo của Greenpeace cũng cho biết, các quốc gia có mẫu đất bị ô nhiễm thuốc trừ sâu cao là Italia, Pháp và Bỉ. Ba Lan, Slovakia và Italia có mẫu nước bị ô nhiễm thuốc trừ sâu cao nhất.
Trước những báo cáo trên, Hiệp hội Táo lê quốc gia (ANPP) của Pháp nhanh chóng phản bác lại bản báo cáo của Greenpeace. ANPP nhấn mạnh rằng những quả táo xuất xứ từ Pháp đều hoàn toàn “sạch và được xử lý theo quy định” nhằm hạn chế lượng thuốc trừ sâu còn lại. Mặc dù ANPP đưa ra nhiều bằng chứng nhưng không thể phủ nhận một điều rằng nhiều nghiên cứu trước đó đã chỉ ra táo vẫn là loại quả thường có dư lượng thuốc trừ sâu hoặc chất bảo quản cao.
Qua bản báo cáo, một lần nữa Greenpeace mong muốn nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng cũng như nhấn mạnh vai trò của các nhà phân phối trong việc bảo vệ sức khỏe của người dân. Greenpeace cũng đề nghị các siêu thị đưa ra lệnh cấm nhập các loại rau quả sử dựng một số loại thuốc trừ sâu nhất định. 
Chu Thanh
(Theo Le Figaro)

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.