Xã Quỳnh Thuận phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

(Baonghean) - Quỳnh Thuận là xã vùng bãi dọc huyện Quỳnh Lưu, nghề chính là sản xuất muối và nông nghiệp, kinh tế - xã hội nhiều khó khăn, sản xuất phụ thuộc thiên nhiên. Đáng nói, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quỳnh Thuận đã vượt khó vươn lên đơn vị đi đầu các phong trào thi đua của huyện.

Vui nữa là Quỳnh Thuận được Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới (NTM) Quỳnh Lưu động viên  xây dựng NTM. Ông Trần Ngọc Bình – Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Năm 2013, địa phương xây dựng lộ trình, bước sang năm 2014, nhất là năm 2015 điều chỉnh mục tiêu, tranh thủ cơ hội, kịp thời tăng tốc để về đích NTM trước gần 3 năm (NQ Đại hội Đảng bộ xã khóa XXIX đề ra mục tiêu về đích NTM vào năm 2018). Đến nay, nhìn lại chặng đường phấn đấu đã qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quỳnh Thuận có thể tự hào.

Diêm dân Quỳnh Thuận xuất bán muối cho các đại lý.
Diêm dân Quỳnh Thuận xuất bán muối cho các đại lý.

Về cách làm cụ thể, xác định tiêu chí nâng cao thu nhập và giảm nghèo là một trong những nội dung trọng tâm, nhưng cũng là điểm còn nhiều hạn chế của địa phương, nên từ khá sớm, xã tập trung triển khai chỉnh trang, cải tạo lại đồng ruộng, đưa các cây trồng mới vào sản xuất. Mặt khác, tiếp tục động viên nhân dân khai thác các lợi thế của xã ven biển, đầu tư vào hoạt động đánh bắt thủy sản và phát triển ngành nghề dịch vụ hậu cần nghề cá; tiếp tục phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công và nghề phụ; thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nghèo cho người dân.

Nhờ vậy, đến nay, ngoài nghề muối, xã đã có 7 tàu thuyền đánh bắt xa bờ cỡ lớn, hàng trăm lao động, hàng chục cơ sở làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Bên cạnh đó, cùng với hàng trăm ha rau màu hàng năm, xã có mô hình khoảng 2 ha thanh long, 1 ha ớt cay xuất khẩu và 14 ha mía là những cây trồng mới hứa hẹn cho thu nhập cao. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã từ 15,9 triệu đồng năm 2013 đã tăng lên 26,3 triệu đồng năm 2015; hộ nghèo giảm từ 9,7% xuống còn 4% (tiêu chí cũ); không còn hộ thiếu đói.

Quỳnh Thuận cũng đã chú trọng đầu tư, nâng cấp các tiêu chí thế mạnh trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và y tế. Hàng năm xã đều dành hàng tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp và trạm y tế. Nhờ đó, xã luôn đứng đầu các xã vùng bãi dọc ven biển của huyện về nhóm tiêu chí này. Hiện cả 3 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và Trạm Y tế xã đã đạt chuẩn Quốc gia, trong đó trường tiểu học và trạm y tế đạt chuẩn mức độ 2; cả  9/9 thôn đạt và giữ vững danh hiệu văn hóa từ năm 2010 đến nay; xã duy trì đều đặn các sinh hoạt văn hóa thể thao hàng năm, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân.

Một trong dấu ấn rõ nét nữa của Quỳnh Thuận trong xây dựng NTM là làm giao thông nông thôn. Ngoài 7,1 km đường trục xã, liên xã (đồng thời là Quốc lộ 48B) đã được nhựa hóa, với 1.500 tấn xi măng do Nhà nước hỗ trợ, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, xã vận động sức dân làm được 16,46/17,73 km đường trục chính của thôn; nâng cấp 100% đường ngõ xóm sạch đẹp. Các thôn Thanh Đoài, Trường Thịnh là những thôn có phong trào làm giao thông nông thôn sôi nổi.

Thanh Đoài có 1,62/1,62 km đường thôn đã được bê tông hóa trong vòng chưa đầy 2 tháng; nhân dân tích cực đóng góp ngày công, tiền mua cát sỏi, đường làm đến đâu, dân hiến đất và tháo dỡ tường bao đến đó. Cả thôn Trường Thịnh thì có 153 hộ/680 nhân khẩu nhưng huy động được 2.100 công lao động, đồng thời đóng góp 400.000 đồng/khẩu, tương đương số tiền 260 triệu đồng để mua cát sỏi, trong vòng hơn 1 tháng làm xong 1,5/1,5 km đường bê tông đạt chuẩn.

Cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Quỳnh Thuận giúp dân làm đường bê tông.
Cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Quỳnh Thuận giúp dân làm đường bê tông.

Phải nói, nhờ xây dựng NTM nên không chỉ bê tông hóa được từng ngõ nhà dân, mà khung cảnh làng quê ở Quỳnh Thuận khang trang, tươi mới hẳn lên. Điều đáng quý trong quá trình xây dựng thiết kế, thi công đường giao thông nông thôn nhưng xã vẫn giữ được một số nét đặc trưng của làng quê ven biển...

Nói về đầu tư xây dựng đổi thay sắc diện xã nhà, ông Trần Quốc Tuấn – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thuận cho biết: Nhờ làm tốt khâu tuyên truyền nên xã vận động người dân đóng góp số tiền gần 95 tỷ đồng để xây dựng NTM, hiến 11.500 m2 đất và hàng ngàn m2 tường bao, trị giá trên 5 tỷ đồng để mở rộng, chỉnh nắn hành lang đường giao thông. Trong 5 năm, xã huy động  246,48 tỷ đồng để thực hiện các tiêu chí NTM, trong đó người dân đầu tư chỉnh trang lại nhà cửa trị giá 32 tỷ đồng; nguồn từ các chương trình, dự án lồng ghép khoảng 110 tỷ đồng, ngân sách tỉnh, huyện và xã hỗ trợ trên 7,3 tỷ đồng. 

Thành quả trên là nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là nhân dân xã Quỳnh Thuận. Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Trần Quốc Tuấn chia sẻ thêm: Mặc dù đã về đích NTM, nhưng nhiệm vụ phía trước của xã vẫn còn không ít khó khăn, thách thức khi thu nhập và nghề nghiệp của người dân chưa thật sự ổn định, bền vững.

Thời gian tới, một mặt, xã tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của cấp trên để hoàn thành các hạng mục còn dang dở, tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí. Mặt khác, xã tiếp tục tìm các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng cho bà con chuyển đổi nghề nghiệp, khai thác tốt lợi thế xã ven biển để phát triển các ngành nghề phụ và hậu cần nghề cá... Thực hiện được mục tiêu trên, Quỳnh Thuận không chỉ đạt được các tiêu chí NTM một cách bền vững, mà làm tiền đề hoạch định, thực hiện các mục tiêu phát triển tiếp theo.

Phương Hà

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.