Kiều hối sẽ vẫn là "mỏ vàng"

Theo dự báo của các nhà nghiên cứu kinh tế, nguồn kiều hối sẽ tiếp tục được “hút” về nước trong những năm tới.

â

Số liệu thống kê cho thấy, trong khoảng 3 năm gần đây lượng kiều hối liên tục tăng. Nếu như năm 2011, lượng kiều hối về Việt Nam là 9 tỷ USD thì con số này của năm 2012 là 10 tỷ USD và tăng thêm 1 tỷ USD trong năm 2013, đạt 11 tỷ USD.

TS. Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn, nhưng lượng kiều hối vẫn đạt được mức khả quan, năm sau cao hơn năm trước.

Đặc biệt, lượng tiền kiều hối chuyển về không chỉ từ kiều bào, người lao động ở nước ngoài chuyển về cho người thân trong gia đình như trước kia nữa mà còn có cả tiền chuyển về với mục đích đầu tư. Nhận định này của TS. Lê Xuân Nghĩa trùng khớp với kết quả nghiên cứu thị trường của Western Union công bố mới đây.

Theo nghiên cứu này thì những năm gần đây, có hai nhóm phát sinh nhu cầu chuyển kiều hồi nổi trội. Đầu tiên là người lao động ở nước ngoài hay Việt kiều chuyển tiền về nước nhằm giúp đỡ gia đình, hỗ trợ giáo dục, thăm biếu dịp lễ tết, chi phí cho gia đình... Ngoài ra, một nhu cầu mới xuất hiện trong thời gian vừa qua là họ gửi tiền về để trả các khoản nợ vay trước đây, xây nhà, mua bất động sản.

Nhìn nhận về con số kiều hối năm 2013, một chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là kết quả từ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua với mong muốn phát huy tốt nhất nguồn lực của kiều bào. Đặc biệt, Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị kêu gọi triển khai công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong toàn bộ hệ thống chính trị đã được kiều bào quan tâm, hưởng ứng.

Trong đó, Nghị quyết lưu ý tới việc ưu tiên hoàn chỉnh và xây dựng mới các chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài hoạt động đầu tư, kinh doanh trong nước. Nhà nước coi trọng các hình thức đầu tư, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ do người Việt Nam ở nước ngoài trực tiếp hoặc thông qua người thân trong nước thực hiện; mở rộng và tạo thuận lợi hơn nữa chính sách kiều hối.

“Nguồn kiều hối tăng đã góp phần tác động tích cực đến thị trường ngoại tệ và tỷ giá hối đoái thời gian vừa qua và trong thời gian tới” - một chuyên gia kinh tế nhấn mạnh.

Theo dự báo của các nhà nghiên cứu kinh tế, nguồn kiều hối sẽ tiếp tục được “hút” về nước trong những năm tới và trở thành “mỏ vàng” cần tiếp tục khai thác bởi nhiều yếu tố hấp dẫn.

Thứ nhất, từ năm 2011 trở lại đây, các giải pháp điều hành của Chính phủ luôn kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và đã đạt được kết quả lạc quan, lạm phát được kiểm soát, vị thế của đồng Việt Nam được nâng cao, nên người dân cũng như Việt kiều ở nước ngoài đã có niềm tin hơn vào các chính sách.

Thứ hai, bên cạnh kiều hối chuyển về từ các thị trường truyền thống như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) là chủ lực, thì đã xuất hiện thêm các thị trường mới. Đặc biệt, gần đây, người Việt Nam đã có mặt, làm ăn buôn bán ở rất nhiều nước trên thế giới. 

Chính phủ cũng có nhiều chính sách mở cửa ký kết hợp tác với một số quốc gia trong việc xuất khẩu lao động. Theo thống kê của Western Union, nếu như hơn thập kỷ trước, kiều hối chuyển về Việt Nam qua kênh Western Union chỉ từ 16 quốc gia thì hiện tại con số này đã lên đến trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thứ ba, trong thời gian tới, nền kinh tế thế giới hồi phục cộng với việc Chính phủ đang tiếp tục đưa ra các chính sách thông thoáng hơn trong việc thu hút đầu tư, nhất là “mở cửa” với Việt kiều sở hữu nhà đất trong nước.

Thứ tư, dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển và hiện đại, thuận tiện hơn trong việc nhận tiền kiều hối.

Với những thuận lợi như phân tích trên, theo nhận định của Công ty Kiều hối Đông Á, lượng kiều hối trong kỳ Tết Giáp Ngọ 2014 có thể tăng đến 35% so với trung bình các tháng trong năm. Còn theo dự báo của Trung tâm nghiên cứu BIDV thì cả năm 2014, kiều hối sẽ tăng khoảng 10%. Như vậy, vào cuối năm nay, 12 tỷ USD là con số kiều hối có thể đạt được, tăng thêm nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế của đất nước./.

Theo vov

tin mới

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.