Hưng Nguyên nhân rộng mô hình thùng rác ruộng đồng

(Baonghean) - Mỗi năm, nông dân Hưng Nguyên sử dụng khoảng 32.000 kg thuốc bảo vệ thực vật để phun cho hơn 8.000 ha lúa và các loại cây trồng khác. Các vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng đã bị người dân vứt bừa bãi ngay trên các bờ ruộng gây ô nhiễm môi trường. Để khắc phục tình trạng này, huyện đã triển khai thí điểm mô hình thùng đựng rác tại các bờ ruộng và phát huy hiệu quả tích cực.
Vỏ bao thuốc BVTV vứt bừa bãi trên các bờ ruộng.
Vỏ bao thuốc BVTV vứt bừa bãi trên các bờ ruộng.
Thuốc bảo vệ thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, tuy nhiên, việc người dân vứt vỏ bao đựng thuốc bảo vệ thực vật ngay tại chân ruộng đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Tình trạng này đang diễn ra khá phổ biến trên các cánh đồng sản xuất lúa và hoa màu ở huyện Hưng Nguyên. Chị Nguyễn Thị Như ở xóm 7, xã Hưng Thông có 8 sào ruộng, mỗi năm sản xuất 2 vụ lúa, các loại thuốc bảo vệ thực vật được chị sử dụng để phun cho lúa ngay từ khi gieo cấy cho đến khi lúa bắt đầu trổ bông có rất nhiều loại. Bình quân mỗi sào ruộng ít nhất mỗi năm phun hết 200 gam thuốc bảo vệ thực vật. Như vậy, bình quân mỗi năm, gia đình chị phun xuống ruộng 1,6 kg thuốc bảo vệ thực vật. Tất cả số vỏ bao bì đựng thuốc chị đều vứt trên các bờ ruộng, mương nước. “Biết là vứt bao bì đựng thuốc ngoài đồng sẽ ô nhiễm môi trường nhưng các hộ khác đều bỏ ngoài ruộng thì mình cũng bỏ. Phun thuốc ở ruộng nào thì vứt ở chân ruộng đó luôn” - chị Như nói một cách hồn nhiên. Cùng chung suy nghĩ đó, nông dân xã Hưng Tân cũng chưa bao giờ thu gom vỏ bao đựng thuốc bảo vệ thực vật.
Ở Hưng Nguyên, tình trạng nông dân vứt bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi khắp đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước diễn ra ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Thị trấn Hưng Nguyên cũng đã tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thu gom rác thải là các loại bao, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng để đem về chôn lấp nhưng xem ra không mấy hiệu quả.
Ông Nguyễn Quốc Huệ - Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp thị trấn Hưng Nguyên phân trần: “Khi bơm nước tưới cho đồng ruộng, vỏ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật trôi dạt dọc theo mương tưới, một số nơi vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật cùng với chai lọ, rác đã làm tắc cửa cống, HTX phải cử người đến thu gom”. 
Do thói quen, sau khi sử dụng thuốc BVTV, nông dân thường vứt bao bì, chai, lọ chứa thuốc ngay trên đồng ruộng hoặc bỏ xuống kênh mương và trên các tuyến đường giao thông nội đồng mà không thu gom, tiêu hủy hợp lý. Lượng thuốc BVTV tồn đọng trong chai lọ, bao bì là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người.
“Trước thực tế đó, thông qua các buổi tập huấn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã hướng dẫn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lồng ghép tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân thu gom bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật để hạn chế ô nhiễm môi trường. Trạm bảo vệ thực vật huyện Hưng Nguyên đang phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Nghệ An  xây dựng các mô hình  thí điểm đặt thùng bê tông tại đồng ruộng  để người dân tự thu gom vỏ  bao đựng thuốc bảo vệ thực vật vào đó” - Ông Lê Việt Hùng - Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hưng Ngyên cho biết.
Đặt bể xi măng thu gom  bao bì thuốc  BVTV ngoài đồng ruộng ở Hưng Nguyên.
Đặt bể xi măng thu gom bao bì thuốc BVTV ngoài đồng ruộng ở Hưng Nguyên.
Mô hình xây dựng thùng chứa rác thải là vỏ chai lọ, bao đựng thuốc bảo vệ thực vật ngay tại đồng ruộng được triển khai tại 4 xóm thuộc 3 xã gồm: xóm 7, Hưng Thông, xóm 4, Hưng Tiến và các xóm 6, xóm 12, xã Hưng Trung. Ông Nguyễn Văn Vượng - Trưởng ban Nông nghiệp xã Hưng Trung cho biết: “2 thùng bê tông được đặt tại xóm 6 từ năm 2013, đến nay tất cả các hộ dân đều đã tự giác nhặt vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật bỏ vào. Các thùng bê tông tại cánh đồng của  xóm 12 mới đặt từ đầu vụ xuân 2015 nhưng hiện nay một số hộ dân cũng đã bắt đầu có ý thức thu gom rác”. Tại Hưng Thông, bắt đầu từ vụ xuân 2015, ngay sau khi xã hoàn thành việc dồn điền, đổi thửa, mô hình thí điểm đặt 2 thùng bê tông thu gom bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện tại cánh đồng mẫu thuộc xóm 7.
Ông Phạm Viết Nam - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thông cho biết: “Từ khi đặt thùng bê tông ngoài đồng ruộng, các tuyến đường nội đồng, bờ ruộng, bờ mương gần khu vực thùng chứa rác không còn vỏ bao, lọ đựng thuốc vứt bừa  bãi như trước  nữa. Từ mô hình ở xóm 7 thành công, thời gian tới, xã tiếp tục chỉ đạo các xóm triển khai thực hiện đặt thùng chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng, để bà con có chỗ gom rác…”. 
Các loại thuốc bảo vệ thực vật đều được đựng trong các túi polyethylen tráng bạc hoặc chai lọ bằng nhựa, vì thế khi thải ra môi trường không tự phân hủy được sẽ gây ô nhiễm. Vì vây, thu gom và xử lý bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật là nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường trong các vùng sản xuất, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất sạch, bền vững. Mô hình thùng rác ruộng đồng là cách làm hay ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc triển khai mô hình này chưa nhiều, ngay cả Hưng Nguyên triển khai từ năm 2013, nhưng đến nay mới chỉ có 8 thùng rác. Như vậy là quá ít so với nhu cầu thực tế, nhất là trong thời điểm dịch bệnh đạo ôn đang phát sinh gây hại trên diện rộng, các địa phương đang tập trung chỉ đạo nông dân phun trừ. Do đó, cần nhân rộng mô hình, lắp đặt thêm các thùng rác và đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thu gom chai lọ, túi đựng thuốc cho vào thùng rác, không được vứt bừa bãi ngoài đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường.
Thanh Tâm

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.