Trắng đêm săn tôm bay trên cánh đồng mía

(Baonghean.vn) -  Thời tiết thay đổi châu chấu sinh sôi nảy nở nhiều nhất là trên các cánh đồng mía non.  Nhiều người dân ở Nghĩa Đàn vẫn đi hàng chục km vào ban đêm để săn châu chấu. Theo như nhiều người cho biết: mỗi đêm chịu khó “ đi bộ” cũng cho thu nhập 200 nghìn đến 1 triệu đồng.

Châu chấu mía có đặc điểm màu vàng, con to và béo
Châu chấu mía có đặc điểm màu vàng, con to và béo

Nghĩa Đàn có diện tích hơn 7000 ha mía và những đồng cỏ mênh mông của công ty thực phẩm sữa TH. Đây là thiên đường của các loại châu chấu, đặc biệt thời tiết như hiện nay châu chấu phát triển, phá hoại mạnh. Không dùng vợt để bắt vì cây mía, cỏ sữa cao, những thợ săn châu chấu Nghĩa Đàn dùng  tay không "hái" châu chấu mỗi đêm thu tiền triệu.

Mặc dù trời tối mới bắt được châu chấu nhưng từ 5 giờ chiều khoảng 40 “thợ săn” đã bắt đầu xuất phát, trải qua 1 đoạn đường 15km đến 20 km. Đến đến bãi mía có khi trời mới nhá nhem lại phải ngồi đợi. 

Thời gian bắt Châu Chấu từ 19 giờ đến 23 giờ đêm, đây là thời điểm châu chấu tập trung nhiều và rất dễ bắt. Người dân dùng đen Pin soi và bắt bằng tay. Sau khi bắt, châu chấu được bỏ vào các can nhựa hoặc bao tải để không bị bay ra ngoài.  Mỗi đêm một người có thể bắt từ 5kg đến 10 kg châu chấu.

Châu chấu d
Châu chấu mía ngủ say vào ban đêm

Bên cạnh bắt ở các cánh đồng mía trên địa bàn huyện, người dân tập trung bắt trên các cánh đồng cỏ của công ty sữa TH. Theo nhiều người dân, châu chấu ở đây béo vàng, con to, cánh ngắn. Châu chấu sau khi bắt về làm sạch bán với giá từ 100 nghìn đến 120 nghìn đồng/kg. Mỗi đêm người dân có thể thu nhập từ 200 nghìn đến hơn 1 triệu đồng/kg.

Chị Đinh Thị Thêm - xóm Nam Hòa, xã Nghĩa Long cho biết : 5 giờ chiều mọi người bắt đầu đi xe máy đến bãi mía, cỏ, mỗi ngày có khoảng 40 - 50 người đi bắt. Nếu đi trúng luồng  thì bắt rất nhanh, ở trong mía, cỏ sữa  nên không dùng vợt được mà chỉ bắt bằng tay, châu chấu ít phản ứng vào ban đêm. Đi săn châu chấu ban đêm không chỉ vất vả mà nguy hiểm rình rập bởi có người "say" châu chấu quá, đi bộ quên đường về, quên nơi để xe máy vì bị lạc trong đồng mía, đồng cỏ, phải chờ sáng mai mới về được…

Mỗi năm châu chấu thường về một lần, đối với nhiều người Nghĩa Đàn  đã “ nghiện” săn châu chấu thì đây là dịp may kiếm ra tiền. Chị Lương Thị Thứ, một trong những người có “thâm niên” săn châu chấu cho biết: chúng tôi vẫn động viên với nhau là vừa đi bộ tập thể dục vừa kiếm được tiền, vừa có thức ăn cho gia đình.  sau đêm bắt châu chấu chân tay rã rời, nhưng mà cũng có thu nhập, mỗi đếm  vài trăm ngàn cho tới 1 triệu đồng.

Să
Săn châu chấu đêm ở đồng mía người dân chỉ việc bắt tay 

Châu chấu đắt khách như tôm tươi,  sau khi làm sạch được bán với giá 120 nghìn đồng/kg. Các gia đình mua về  rang với chanh ớt là món đặc sản được nhiều người ưa thích.  Tuy nhiên không phải ai cũng biết chế biến, theo kinh nghiệm của những người “nghiện” món châu chấu thì muốn ăn giòn ngon,không thể thiếu chanh, ớt và các loại rau thơm đi kèm.

Sau khi bắt về châu chấu được làm sạch và chế biến món ăn hoặc bán cho người dân
Sau khi bắt về châu chấu được làm sạch và chế biến món ăn hoặc bán cho người dân với giá 120.000 đồng/ kg.

                                                                   Đinh Thùy

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.