Quản lý giá vẫn là bài toán bỏ ngỏ lời giải

(Baonghean.vn) - Người dân chưa kịp mừng vì lương tăng thì giá xăng, giá điện... nhất loạt được điều chỉnh tăng. Cùng với đó, giá cả các mặt hàng thiết yếu cũng đang nhích lên trước sự kiện giá điện tăng 5%.

Trong vòng chưa đầy 2 tuần, người tiêu dùng “choáng” trước quyết định tăng giá của hai mặt hàng thiết yếu là xăng dầu và điện. Sau khi giá xăng dầu bất ngờ tăng 460 đồng lên mức 24.570 đồng một lít vào trung tuần tháng 7 thì ngày 1/8, ngành điện lực mạnh tay tăng thêm 5%.

Cũng trong ngày 1/8, thông tin các cửa hàng đồng loạt đẩy giá gas, sữa lên. Không chỉ vậy, năm học mới sắp bắt đầu, những thông tin về tăng học phí cũng đã phát đi khiến người tiêu dùng thêm lo lắng trước những đợt tăng giá cùng một lúc của các mặt hàng lương thực, thực phẩm...

Chị Quang – Chủ một cửa hàng tạp hóa trên đường Hermann Gmeiner (Tp. Vinh) cho biết, đầu tháng 8 này một số doanh nghiệp cũng đề nghị tăng giá sản phẩm. Chị Quang cho biết thêm, các nhà cung cấp giải thích việc tăng giá là do áp lực đầu vào như điện tiếp tục điều chỉnh, xăng đã tăng lên (2 lần trong tháng với tổng giá tăng là gần 1.000 đồng/lít), tiếp đến các chi phí khác cũng tăng. Ngoài ra, lương tối thiểu tăng buộc các doanh nghiệp sản xuất cũng phải tăng lương công nhân nên không còn cách nào khác phải tăng giá, tùy theo từng sản phẩm, nhà cung cấp. Hiện chị đã nhận được thông báo của một số hãng sữa về việc tăng giá sản phẩm, từ 5-20% tùy từng loại.

Giá sữa tăng 5-20% từ ngày 1/8.

“Các chủ đại lý kinh doanh như chúng tôi cũng không vui gì trước thông tin tăng giá sản phẩm. Việc kinh doanh đã ế ẩm, nay tăng giá lại càng khó bán hơn.” – chị Quang than thở.

Giá cả tăng khiến cuộc sống người dân đặc biệt là đối tượng lao động thu nhập thấp rất vất vả. Chị Lý quê ở Yên Thành vào Vinh thuê nhà trọ bám mặt đường lớn ở phường Hưng Dũng để vừa ở vừa bán hàng ăn sáng. Trong căn phòng nhỏ chừng 10m2 là nơi tác túc cho cả 4 thành viên trong gia đình. Chồng làm nghề xây dựng, công việc phập phù, chị bán hàng ăn sáng nuôi gần như cả nhà. Trước đây việc bán bánh mướt của chị tương đối thuận lợi nhưng gần đây, vì giá cả tăng cao, lại cạnh tranh nên rất khó bán. Thu nhập hàng ngày bị teo lại trong khi chi tiêu cho cuộc sống không ngừng tăng. Mới sinh thêm con nhỏ, nhà cửa chật chội anh chị quyết định lắp chiếc điều hòa cho con ngon giấc nhưng nghe nói điện tăng giá, chị lắc đầu ngán ngẩm. “Rồi đây không biết giá sẽ tăng như thế nào nữa. Tăng giá kiểu "tát nước theo mưa" như thế này, những hộ dân thu nhập thấp như chúng tôi sẽ lại chồng chất khó khăn.” – Chị Lý tâm sự.

Được biết, đợt tăng của giá xăng trước đó không được tính vào rổ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7. Do đó, CPI tháng 8 được dự báo sẽ tăng mạnh với động thái tăng giá của hàng loạt những mặt hàng như điện, gas, sữa..., cộng thêm đợt tăng của giá xăng trước đó.

Nguy cơ lạm phát cao trở lại đã hiện hữu sau những đợt tăng giá này. Tác động của những đợt tăng giá điện rất lớn bởi nó đóng góp vào việc tăng giá cả của tất cả các mặt hàng. Bởi giá điện ảnh hưởng tới đời sống của mọi người dân, từ chị bán bánh mướt cho tới chủ doanh nghiệp kinh doanh. Theo nhận định, giá điện tăng cộng với 2 lần tăng giá xăng dầu trước đó, chưa kể sắp tới giá than cũng rục rịch tăng có thể sẽ khiến lạm phát 6 tháng cuối năm bùng phát trở lại.

Giá điện, xăng tăng khiến sản xuất của doanh nghiệp khó khăn chồng chất

Lương tăng, giá cả tăng là quy luật bất thành văn, là hiệu ứng tăng giá dây chuyền  luôn ám ảnh người tiêu dùng. Ông Võ Minh Quân – Giám đốc Công ty CP Naconex Nghệ An, chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Vinh cho rằng, đối với doanh nghiệp, giá tăng cũng có nghĩa là chi phí đầu vào tăng, nhất là điện và xăng dầu là yếu tố đầu vào của tất cả các ngành sản xuất cũng như kinh doanh dịch vụ. Sức mua đã giảm nay tiếp tục nhỏ giọt, tồn kho lại tăng cao khiến sản xuất đình đốn, trong vòng luẩn quẩn. Tăng giá điện thời điểm doanh nghiệp đang quá khó khăn sẽ khiến doanh nghiệp thêm chật vật và khó phục hồi trở lại.

Câu chuyện quản lý giá cả vẫn là bài toán bỏ ngỏ lời giải.

Thu Huyền

tin mới

BAC A BANK được vinh danh Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2024

BAC A BANK được vinh danh Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2024

(Baonghean.vn) - Tại sự kiện Diễn đàn Kinh tế Asean vừa diễn ra ở Singapore, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) được vinh danh là Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Asean trực thuộc khuôn khổ giải thưởng ASEAN Award 2024 do các đơn vị, tổ chức thương mại uy tín trong khu vực đăng cai tổ chức.

Khát vọng tạo sinh kế cho dân bản của những 9X vùng cao

Khát vọng tạo sinh kế cho dân bản của những 9X vùng cao

(Baonghean.vn) - Họ - những chàng trai sinh ra từ đá núi, lớn lên trong khốn khó của dân bản, của đồng bào Thái, Mông vùng rẻo cao Kỳ Sơn. Từng bước, từng bước một, họ đang ngày đêm gắng sức mình tạo dựng tương lai cho bản thân và bản làng nơi họ sinh ra và lớn lên bằng những sinh kế mới…

Hành hoa ở Nghệ An tăng giá gấp đôi

Hành hoa ở Nghệ An tăng giá gấp đôi

(Baonghean.vn) - So với cách đây 1 tháng, giá hành lá tăng mạnh, từ 6.000 đồng lên 11.000 - 12.000 đồng/kg. Nông dân vùng bãi ngang Quỳnh Lưu phấn khởi vì hành được mùa, được giá lại dễ tiêu thụ…

Dự báo thời tiết Nghệ An ngày 22/5

Dự báo thời tiết Nghệ An ngày 22/5

(Baonghean.vn) - Theo dự báo, các khu vực tỉnh Nghệ An ngày 22/5 trời nắng, chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác. Cảnh báo có lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất ở Kỳ Sơn, Tương Dương do mưa cục bộ.

Sản xuất tại Nhà máy may An Hưng (Yên Thành). Ảnh: Thu Huyền

Thấy gì qua xếp hạng PCI?

(Baonghean.vn) - Bảng xếp hạng Chỉ số Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 vừa được công bố cho thấy các hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục có bước tiến. 

Kiểm tra tôm

Người nuôi tôm tại Nghệ An thận trọng thả lứa mới

(Baonghean.vn) - Sau hơn 1 tháng kể từ thời điểm xuất hiện hiện tượng tôm chết hàng loạt, hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu rục rịch thả lứa tôm mới. Lần này, quy trình nuôi được siết chặt hơn để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

Nhộn nhịp thu hoạch rơm trên các cánh đồng xứ Nghệ

Nhộn nhịp thu hoạch rơm trên các cánh đồng xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Thay vì để bị đốt tràn lan trên những cánh đồng, người dân Nghệ An đã tranh thủ đi thu gom rơm khắp các địa phương. Cách làm này không chỉ giúp tăng thêm thu nhập mà còn tận dụng được nguồn phụ phẩm dồi dào, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Biểu đồ thu ngân sách Nghệ An từ 2021-tháng 4/2024. Đồ hoạ: Hữu Quân.

Nỗ lực lớn trong thu ngân sách giai đoạn 2021 - 2024 ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Theo Nghị quyết số 18/2020 của HĐND tỉnh Nghệ An, mục tiêu tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2025 đạt từ 26.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng. Năm 2023, Nghệ An đã đạt được số thu 21.508 tỷ đồng, bằng 135,6% dự toán HĐND tỉnh giao; 4 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 7.711 tỷ đồng.

Giá vàng tăng giảm đột biến, người dân Nghệ An bán 'chốt lời'

Giá vàng tăng giảm đột biến, người dân Nghệ An bán 'chốt lời'

(Baonghean.vn) - Chỉ trong vòng 1 tuần, giá vàng liên tục “nhảy múa”, nếu như đầu tuần, giá vàng “rơi tự do” xuống còn 89 triệu đồng/lượng thì vào cuối tuần, giá vàng bật tăng trở lại, vượt lên mức 90,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng biến động mạnh, thị trường vàng Nghệ An sôi động ở chiều mua vào…