Mới lạ: Nông dân 'mắc màn' cho cam

(Baonghean.vn) - "Mắc màn" cho cam để chống sâu bọ là câu chuyện khá mới tại gia đình anh Đặng Văn Thắng ở xóm 26/3, Tổng đội thanh niên xung phong 2, xã Thanh Đức, Thanh Chương (Nghệ An).

Đến vườn cam nhà anh Thắng giữa mùa thu hoạch, mọi người không khỏi ngạc nhiên khi thấy những hàng cam trên đồi được phủ màn trắng, bao trùm từ ngọn đến gốc. Mỗi chiếc màn có chiều dài hàng chục mét, được may ghép từ nhiều mảng màn với nhau, phủ kín gần cả hàng cam.

Những hàng cam được phủ màn ở nhà anh Đặng Văn Thắng ở xóm 26/3, Tổng đội thanh niên xung phong 2, xã Thanh Đức, Thanh Chương. Ảnh: Huy Thư
Những hàng cam được phủ màn ở nhà anh Đặng Văn Thắng ở xóm 26/3, Tổng đội thanh niên xung phong 2, xã Thanh Đức, Thanh Chương. Ảnh: Huy Thư

Theo anh Thắng, màn này được phủ lên cam cách đây khoảng 3 tháng. Đó là lúc quả cam đã bước vào giai đoạn gần chín, tỏa mùi thơm, nhiều loại côn trùng tụ tập về vườn cam để "châm chích". Việc phủ màn lên cam, lúc đầu đã gây sự chú ý của những người trồng cam trong xã. Ai cũng thấy lạ vì từ xưa tới nay chỉ diệt sâu bọ để bảo vệ cam bằng cách bắt sâu bằng tay, phun thuốc sâu, thắp bóng điện, bọc quả cam bằng túi nilon chứ chưa ai mắc màn cho cam cả.

Nhà anh Thắng có 8 ha vườn đồi, trong đó riêng cam, quýt khoảng 1.000 gốc; hiện giống cam Xã Đoài trồng từ năm 2012 đã cho quả bói...

Ở địa phương, người dân đã dùng nhiều cách để đối phó với nạn sâu bọ phá hoại cam, nhất là loại “bướm ma" mắt đỏ đốt rụng hàng tạ quả. Gia đình anh Thắng cũng như nhiều hộ trồng cam đã triển khai nhiều cách phòng chống nhưng không đem lại hiệu quả. Và "mắc màn" cho cam là giải pháp do gia đình anh Thắng thử nghiệm.

Thu hoạch cam tới đâu thì gỡ màn tới đó. Ảnh: Huy Thư
Thu hoạch cam tới đâu thì gỡ màn tới đó. Ảnh: Huy Thư

Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh Thắng đã nảy ra ý tưởng sẽ bảo vệ cam bằng một cái lồng. Lúc đầu anh nghĩ sẽ bọc những cây cam bằng lưới thép, nhưng làm lưới chi phí khá cao, lại không bền với mưa nắng, sau anh nghĩ đến việc mua màn về phủ cho cam.

Hai vợ chồng thống nhất, xuống chợ Vinh mua cả cuộn màn, đi ướm từng hàng cam để may. “Người thì đang nằm màn cũ, cây lại được giăng màn mới toanh. Dễ mà bị thiên hạ cười lắm” - anh Thắng nói vui.

Do làm lần đầu nên anh Thắng chỉ làm thí điểm một phần diện tích để theo dõi, so sánh và rút kinh nghiệm. Sau một thời gian ngắn, 100 gốc cam trong vườn nhà anh đã được “mắc màn” bảo vệ.

Cam phủ màn số quả tồn tại cho đến lúc thu hoạch gần100%; qủa cam vẫn to, đẹp, không bị cháy sém hay bị sâu chích. Ảnh: Huy Thư
Cam phủ màn quả vẫn to, đẹp. Số quả khi mắc màn tồn tại cho đến lúc thu hoạch gần 100%. Ảnh: Huy Thư

"Rất mừng là cam vẫn xanh tốt bình thường. Các loại sâu bướm phá hoại thường gặp không thể chui vào trong màn. Sau 3 tháng, lứa cam “đội màn” đầu tiên với mùa quả bói đã cho thu hoạch 1 tấn quả. Chất lượng cam rất tốt, màu quả đẹp, thơm ngon như những cây cam khác...” - anh Thắng chia sẻ.

Sau khi thu hoạch cam, số màn này sẽ được  giặt sạch, phơi khô, mùa cam sau lại đưa ra dùng tiếp. Dự định một lần mua màn sẽ dùng được 3 - 4 năm. Chi phí  ban đầu khoảng 150.000 - 200.000 đồng/cây,  tính ra chi phí mắc màn cho mỗi gốc cam từ 50.000 - 70.000 đồng, có thể đắt hơn các giải pháp khác nhưng bảo vệ hiệu quả và đảm bảo sản phẩm sạch.

Anh Thắng khẳng định: Việc phủ màn cho cam là thành công ngoài mong đợi. Cam được phủ màn tránh bị sâu, bướm chích và còn tránh cho quả không bị cháy sém. Đặc biệt, phương pháp này giúp người trồng không phải  bắt sâu cả đêm, hay mang bình phun thuốc bảo vệ thực vật.

Hiện cam "mắc màn" của anh Thắng được người tiêu dùng ưa chuộng, người mua đăng ký khá nhiều nhưng không có cam để bán.

Một cây bưởi Diễn cũng được phủ màn thí điểm. Ảnh: Huy Thư
Một cây bưởi Diễn cũng được anh Thắng phủ màn thí điểm. Ảnh: Huy Thư

"Hiệu quả đã rõ, mùa cam tới tui sẽ "mắc màn" cho toàn bộ số cam trong vườn. Tuy chi phí ban đầu khá cao, nhưng sản phẩm cam sạch, đảm bảo uy tín cho vườn cam của mình" - anh Thắng quả quyết như vậy.

 » Sẽ dán 550.000 tem điện tử truy xuất nguồn gốc cam Vinh

 » Chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi liên kết sản xuất cam
 

                                                                     Huy Thư

tin mới

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

(Baonghean.vn) - Trước những diễn biến thất thường của thời tiết, khi lúa vụ xuân đã bắt đầu chín đồng loạt, các địa phương vùng núi cao Nghệ An đang tích cực “ra quân” gặt lúa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, hạn chế tối đa thiệt hại với sản phẩm đã đến kỳ thu hoạch.

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, thành Vinh khoác lên mình tấm áo rực rỡ được dệt từ nhiều sắc hoa tươi tắn như bằng lăng, giáng hương, phượng vàng, phượng vĩ... 

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.