Chính phủ yêu cầu rà soát lại việc đặt trạm và mức phí BOT

Ba Bộ cùng các địa phương được yêu cầu vào cuộc làm rõ vị trí đặt các trạm và mức phí BOT trên cả nước.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về một số vấn đề liên quan đến tổ chức thu phí tại một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.

Theo đó, thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các địa phương và chủ đầu tư liên quan tiến hành rà soát việc đặt trạm thu phí và mức thu phí, kể cả các dự án chưa tổ chức thu, có giải pháp xử lý thích hợp, kịp thời, trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan để không phát sinh các vấn đề xã hội phức tạp.

Lý do chính khiến người dân và tài xế tham gia giao thông phản đối là do sự bất hợp lý trong việc đặt trạm thu phí BOT lẫn mức phí do nhà đầu tư áp đặt.
Lý do chính khiến người dân và tài xế tham gia giao thông phản đối là do sự bất hợp lý trong việc đặt trạm thu phí BOT lẫn mức phí do nhà đầu tư áp đặt.

Thời gian qua đã xảy ra tình trạng khiếu kiện, gây dư luận trái chiều tại một số trạm thu phí BOT như Bến Thủy, Cai Lậy, Quốc lộ 5… Điển hình cho việc phản đối này là các tài xế đã sử dụng tiền lẻ, tiền mệnh giá nhỏ để trả phí khi qua trạm, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

Lý do chính khiến người dân và tài xế tham gia giao thông phản đối là do sự bất hợp lý trong việc đặt trạm thu phí BOT lẫn mức phí do nhà đầu tư áp đặt. Hầu hết các trạm thu phí BOT đều được chủ Bộ Giao thông Vận tải và chính quyền địa phương chấp thuận đặt tại các tuyến đường không được đầu tư bằng nguồn vốn của nhà đầu tư.

Lý giải về sự bất hợp lý này, đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng như các địa phương đều khẳng định, việc cho phép đặt các trạm thu phí trên các tuyến đường không phải là dự án BOT là do trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư đã kết hợp bỏ vốn tiến hành tu sửa, nâng cấp tuyến đường cũ. Do đó, việc đặt các trạm thu phí BOT trên các tuyến đường đó là nhằm giúp nhà đầu tư nhanh thu hồi vốn.

Phản hồi trên các phương tiện truyền thông, dư luận cả nước cho rằng, người dân không hề phản đối việc đầu tư các công trình giao thông theo hình thức BOT.

Theo VnEconomy

tin mới

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.