Cảnh báo trên đường tránh ngập hồ thủy điện dọc Quốc lộ 7A

(Baonghean.vn) - Đường tránh ngập lòng hồ thủy điện Khe Bố trên Quốc lộ 7A (từ km 142 +150 đến km 149), đoạn qua bản Mác xã Thạch Giám, huyện Tương Dương do Ban Quản lý dự án Thủy điện Khe Bố đầu tư thực hiện từ năm 2013 đến nay vẫn dở dang. Điều đáng cảnh báo nhiều vị trí sạt lở đe dọa người và phương tiện tham gia giao thông.

1
Đất đá từ trên núi cao xô bờ kè QL7A, đoạn qua bản Lau, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương. Ảnh: Văn Trường

Tổng số vốn đầu tư hơn 16 tỷ đồng để tránh ngập QL7A ở gần lòng hồ Thủy điện Khe Bố. Việc thi công tuyến đường nhiều năm nhưng còn dang dở gây ảnh hưởng không nhỏ cho người và phương tiện qua lại, bởi trời nắng thì bụi mù mịt, trời mưa thì mặt đường lầy lội, sạt lở đất đá, cây cối.

Thời điểm này có 3 vị trí bị sạt lở, đất đá, cây cối từ trên núi cao xuống xô đổ cả bờ kè, tràn ra lòng đường hiện tại.

1
Nguy cơ sạt lở đe dọa tính mạng người dân tham gia giao thông. Ảnh: Văn Trường

Thường xuyên đi qua tuyến đường này, tài xế xe khách, anh Nguyễn Minh cho biết: "Mấy ngày nay mưa nhão đất, đi qua đây sợ nhất là đá tảng lăn từ trên xuống, nếu không có giải pháp để thi công thì tiềm ẩn nhiều hậu quả khó lường. Mặc dù đất đá sạt lở nhưng tại vị trí này chúng tôi cũng không thấy có biển cảnh báo hoặc người cảnh giới cho các phương tiện đi lại".

Trong đợt kiểm tra các dự án thủy điện, đồng chí Huỳnh Thanh Điền - Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu dự án thủy điện Khe Bố giải trình nguyên nhân chậm trong thi công dự án đường tránh nêu trên. Ông Phan Thế Chuyền, giám đốc Dự án thủy điện Khe Bố lý giải: Nhà thầu chính thi công là Công ty TNHH Hà Dung năng lực yếu kém, không đủ khả năng để thi công (từ tháng 6/2016) công ty này đã dừng hoạt động.

1
Núi lở kéo theo cả những gốc cây treo ngang vách núi có thể đổ xuống đường bất cứ lúc nào. Ảnh: Văn Trường.

Phó chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Dự án thủy điện Khe Bố phải nhanh chóng đưa nhà thầu khác vào thi công, cùng đó có giải pháp hạn chế nguy cơ sạt lở, đảm bảo an toàn cho các phương tiện đi qua tuyến đường QL7A. Đơn vị này phải xử lý triệt để các vị trí sạt lở trước tháng 12/2017.

Văn Trường

tin mới

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.