Đeo vòng cho heo kiểu đối phó

Đeo vòng cho heo để người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc theo đề án của TP.Hồ Chí Minh được cho là còn nặng về hình thức, một số thành phần tham gia chuỗi cung ứng thịt heo có tâm lý làm đối phó.

Theo quy trình, người chăn nuôi heo phải đeo vòng và kích hoạt (khai báo) thông tin về trang trại của mình. Tuy nhiên, do việc thực hiện còn khó khăn trong thời gian đầu, nên Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh - đơn vị chủ trì đề án - cho phép thương lái đeo vòng hộ người chăn nuôi.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó giám đốc Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh, cho biết: Đến ngày 31.7, chúng tôi không còn cho phép thương lái đeo vòng cho heo. Cũng từ thời điểm đó, chúng tôi đã xóa, “cắt” code mà trước đây thương lái khai báo thông tin giùm người chăn nuôi.

Thương lái đang đeo vòng cho heo tại trang trại của ông Đào Hữu Thuận huyện Thống Nhất, Đồng Nai
Thương lái đang đeo vòng cho heo tại trang trại của ông Đào Hữu Thuận huyện Thống Nhất, Đồng Nai

Con số 75 - 77% heo có thông tin truy xuất khi xuất chuồng là do người chăn nuôi tự khai. “Chúng ta cũng không loại trừ khả năng người chăn nuôi đưa thông tin của mình cho thương lái kích hoạt. Thông tin của từng trang trại, hộ nuôi là thương hiệu riêng, người chăn nuôi trang trại không nên giao việc này cho thương lái vì có thể tiềm ẩn rủi ro”, ông Hòa khuyến cáo.

Bắt tay đối phó

Nhưng thực tế, thương lái vẫn là người đeo vòng cho heo. Chiều 10.9, hộ ông Đào Hữu Thuận (xã Gia Kiệm, huyện.Thống Nhất, Đồng Nai) xuất bán đàn heo hơn 50 con. Một thương lái mang theo một bọc dây màu vàng có mã số trên đó để đeo cho heo. Mỗi con heo khi lên bàn cân thì được người bắt heo đeo sợi dây màu vàng vào hai chân sau rồi đưa lên thùng xe tải để chở về TP.HCM tiêu thụ.

Thương lái Đỗ Thị Tâm cho biết số vòng này mua ở TP.Hồ Chí Minh. Từ khi TP.Hồ Chí Minh đề ra chương trình đeo vòng cho heo, chị phải vận động các mối bán heo đăng ký chương trình, lấy mã code, để heo được nhập vào TP.Hồ Chí Minh. “Vòng này tôi mua giúp người chăn nuôi với giá 3.000 đồng/vòng, mỗi con heo đeo 2 cái. Số tiền này trừ vào tiền mua heo”, thương lái này cho biết.

Theo quy định, chủ cơ sở nuôi đeo vòng cho heo nhưng hầu hết họ đều nhờ thương lái đeo giùm. Sau đó, chủ cơ sở nuôi lấy mã được Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh cấp ra kích hoạt. Tuy nhiên, chị Tâm tiết lộ: “Có những hộ chăn nuôi chưa đăng ký với Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh, nếu mình không mua họ bán cho người khác, mình mất mối. Vì vậy khi mua, mình đeo vòng vào rồi kiếm một mã trại nào đó kích hoạt, nhằm đối phó để đưa được heo vào thị trường TP.Hồ Chí Minh”.

Truy xuất “rụng” dần

Phần lớn heo tiêu thụ ở TP.Hồ Chí Minh đến từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An… Theo quy trình, heo từ trang trại sau khi được kích hoạt thông tin bán cho thương lái rồi đưa lên xe. Xe này phải được ngành thú y niêm phong và thương lái phải kích hoạt thông tin của mình. Khi vận chuyển đến lò mổ sẽ được ngành thú y ở lò mổ giám sát, kiểm tra thông tin.

Việc này để đảm bảo trong quá trình không phát sinh tiêu cực. Quy trình tương tự được áp dụng từ lò mổ đến chợ đầu mối. Tuy nhiên, từ trang trại đến lò mổ tỷ lệ heo có thể truy xuất giảm từ 75% xuống 65% và từ lò mổ ra chợ đầu mối giảm đến 30%, chỉ còn 35%.

Giải thích về thực tế trên, ông Hòa chỉ ra 3 nguyên nhân chính: Thứ nhất là do những người tham gia chưa có thói quen khai báo thông tin ở từng khâu. Thứ 2 do đây chưa phải là quy trình bắt buộc, nên ngành thú y các tỉnh còn chưa nhiệt tình tham gia và vẫn còn tâm lý “chờ đợi”. Thứ 3, cũng không loại trừ yếu tố tiêu cực nên họ không thực hiện.

“Việc truy xuất nguồn gốc này chỉ thực hiện được nếu TP.HCM có quy định bắt buộc với tư cách của người mua hàng - lúc đó các tỉnh phải nhiệt tình tham gia. Đồng thời các thành phần trong chuỗi phải nâng cao ý thức tự giác thực hiện để xây dựng thương hiệu cho chính mình”, ông Hòa nói.

Theo Báo Thanh niên

tin mới

Nhộn nhịp thu hoạch rơm trên các cánh đồng xứ Nghệ

Nhộn nhịp thu hoạch rơm trên các cánh đồng xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Thay vì để bị đốt tràn lan trên những cánh đồng, người dân Nghệ An đã tranh thủ đi thu gom rơm khắp các địa phương. Cách làm này không chỉ giúp tăng thêm thu nhập mà còn tận dụng được nguồn phụ phẩm dồi dào, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Biểu đồ thu ngân sách Nghệ An từ 2021-tháng 4/2024. Đồ hoạ: Hữu Quân.

Nỗ lực lớn trong thu ngân sách giai đoạn 2021 - 2024 ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Theo Nghị quyết số 18/2020 của HĐND tỉnh Nghệ An, mục tiêu tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2025 đạt từ 26.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng. Năm 2023, Nghệ An đã đạt được số thu 21.508 tỷ đồng, bằng 135,6% dự toán HĐND tỉnh giao; 4 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 7.711 tỷ đồng.

Giá vàng tăng giảm đột biến, người dân Nghệ An bán 'chốt lời'

Giá vàng tăng giảm đột biến, người dân Nghệ An bán 'chốt lời'

(Baonghean.vn) - Chỉ trong vòng 1 tuần, giá vàng liên tục “nhảy múa”, nếu như đầu tuần, giá vàng “rơi tự do” xuống còn 89 triệu đồng/lượng thì vào cuối tuần, giá vàng bật tăng trở lại, vượt lên mức 90,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng biến động mạnh, thị trường vàng Nghệ An sôi động ở chiều mua vào…

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

(Baonghean.vn) - Trước những diễn biến thất thường của thời tiết, khi lúa vụ xuân đã bắt đầu chín đồng loạt, các địa phương vùng núi cao Nghệ An đang tích cực “ra quân” gặt lúa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, hạn chế tối đa thiệt hại với sản phẩm đã đến kỳ thu hoạch.

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, thành Vinh khoác lên mình tấm áo rực rỡ được dệt từ nhiều sắc hoa tươi tắn như bằng lăng, giáng hương, phượng vàng, phượng vĩ... 

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.