Nghi Lộc: Né tránh thiên tai trong sản xuất vụ đông

(Baonghean.vn) - Để sản xuất vụ đông  hiệu quả, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã thực hiện nhiều biện pháp để né tránh thiên tai.

Lạc là một trong hai loại cây trồng chủ lực được xã Nghi Văn tập trung sản xuất trong vụ đông năm nay, với diện tích 60ha. Do khả năng chống chịu tác động mưa bão của cây lạc ở mức thấp nên xã chỉ đạo 19 xóm gieo trỉa sớm trong tháng 8.

Theo đó, bà con sản xuất lạc đông đã giành thời gian hoàn thành gieo trỉa cây trồng này trong khung thời vụ để phòng khi có mưa, bão xảy ra thì cây lạc cũng đã qua giai đoạn đâm tia tạo củ, ít bị ảnh hưởng đến năng suất.

Nông dân xã Nghi Văn (Nghi Lộc) sản xuất lạc đông phủ ni lông. Ảnh: Nhật Tuấn
Nông dân xã Nghi Văn (Nghi Lộc) sản xuất lạc đông phủ ni lông. Ảnh: Nhật Tuấn

Ông Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Văn cho biết: "Vụ đông năm ngoái sản xuất chậm 5 ngày do đất bị ướt, gặp mưa lớn giai đoạn ra hoa nên năng suất lạc đông bị giảm 40% so các vụ trước. Năm nay xã đã chỉ đạo quyết liệt sản xuất vụ đông, đôn đốc bà con sản xuất lạc trong khung thời vụ, không để chậm sau 25/8".

Vụ đông năm nay, huyện Nghi Lộc sản xuất 2.700 ha ngô, 400 ha lạc và 900 ha rau, đậu đỗ các loại. Ngay sau khi huyện triển khai kế hoạch, ngành Nông nghiệp và các địa phương đã chỉ đạo người dân sản xuất cây trồng vụ đông theo kế hoạch.

Trước mắt, dồn sức sản xuất ngô, lạc vụ đông trên đất màu. Tiếp theo đó sẽ sản xuất ngô đông chính vụ trên đất 2 lúa. Do sản xuất vụ đông diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên ngoài yếu tố thời vụ, phòng Nông nghiệp huyện cùng các xã, thị trấn chỉ đạo bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý để né tránh thiên tai. Như đối với trà ngô đông sớm, khuyến cáo nông dân chọn giống ngô sinh khối lớn để sản xuất để làm thức ăn gia súc.

Sau khi gieo trỉa hành tăm, nông dân xã Nghi Thuận dùng rơm rạ phủ lên các luống hành tăm, chống rửa trôi khi có mưa lớn. Ảnh: Nhật Tuấn
Sau khi gieo trỉa hành tăm, nông dân xã Nghi Thuận dùng rơm rạ phủ lên các luống để chống rửa trôi khi có mưa lớn. Ảnh: Nhật Tuấn

Rau màu cũng được chọn loại cây có khả năng chịu hạn, chịu úng khá tốt như hành tăm kết hợp rau cải. Kỹ thuật thâm canh ứng phó với mưa lụt đối với các loại cây trồng này được bà con quan tâm thực hiện.

Gia đình bà Hoàng Thị Khánh ở xóm 7, xã Nghi Thuận sản xuất hơn 2 sào hành tăm kết hợp rau cải trên đất lúa. Bà Khánh cho biết, do mặt ruộng thấp nên trước khi gieo trỉa bà phải đánh luống cao chống ngập úng. Hành tăm, rau cải sau khi gieo được phủ một lớp dày bằng rơm rạ, lá thông khô để chống rửa trôi khi mưa lớn. Cách làm này cũng hạn chế được cỏ dại, lại tạo xốp cho đất, giúp cây trồng phát triển tốt.

Hiện toàn huyện Nghi Lộc đã gieo trỉa được 50 ha lạc đông, 170 ha hành tăm kết hợp rau cải. Để sản xuất vụ đông đạt hiệu quả, huyện Nghi Lộc đã đẩy mạnh công tác làm giao thông thủy lợi nội đồng; phát động toàn dân nạo vét kênh mương, tu bổ bờ vùng bờ thửa, kiểm tra các công trình vận hành tiêu úng; xử lý dứt điểm các vị trí gây ách tắc dòng chảy, đảm bảo tiêu thoát lũ tốt nhất khi có mưa lụt xảy ra.

Lực lượng đoàn viên thanh niên huyện Nghi Lộc ra quân nạo vét kênh tiêu úng vùng màu. Ảnh: Nhật Tuấn
Lực lượng đoàn viên thanh niên huyện Nghi Lộc ra quân nạo vét kênh tiêu úng vùng màu. Ảnh: Nhật Tuấn

Ông Nguyễn Xuân Quang - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Nghi Lộc cho biết: "Huyện tập trung chỉ đạo các địa phương hoàn thành 400ha lạc đông trong tháng 8. Đối với các xã sản xuất ngô đông trên đất màu, thu hoạch lúa hè thu xong tiếp tục gieo trồng ngô đông trên đất 2 lúa, phấn đấu hoàn thành sản xuất ngô trên đất lúa trước ngày 15/10"./.

Nhật Tuấn

tin mới

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.