Khám phá sản vật ở chợ phiên vùng cao Nghệ An

(Baongheaan.vn) - Các phiên chợ bản Đồn (xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp) luôn nhộn nhịp, hút  khách gần xa với những sản vật độc đáo của bà con các dân tộc, tạo nên một nét sinh hoạt giao thương riêng có của miền Tây xứ Nghệ.

Chợ phiên bản Đồn (Quỳ Hợp) tồn tại đã nhiều năm, được họp vào thứ 5 và chủ nhật hàng tuần . Đây là dịp bà con trong vùng bày bán những sản vật núi rừng thiên nhiên được cả người bản địa lẫn khách phương xa ưa chuộng. Ảnh: Phương Thúy
Chợ phiên Bản Đồn (Quỳ Hợp) tồn tại đã nhiều năm nay, được họp vào thứ 5 và Chủ nhật hàng tuần. Đây là dịp bà con trong vùng bày bán những sản vật núi rừng thiên nhiên được cả người bản địa lẫn khách phương xa ưa chuộng. Trong đó hàng rau xanh rất hút người mua với các loại rau đặc sản được ưa dùng của bà con bản địa: rau lạc tiên, rau dún hoa đu đủ, măng tươi...Ảnh: Phương Thúy
Các sản vật tại chợ phiên được người dân từ các xã Châu Quang, Châu Lý, Châu Đình, Châu Thái, Châu Sơn, Châu Cường... mang xuống, đậm dấu ấn núi rừng. Và rau lạc tiên là một trong những loại rau được làm nộm cùng các loại rau rừng khác - món ăn đặc sản của bà con nơi đây. Ảnh: Phương Thúy
Các sản vật tại chợ phiên được người dân từ các xã Châu Quang, Châu Lý, Châu Đình, Châu Thái, Châu Sơn, Châu Cường... mang xuống bán, đều rất gợi dấu ấn núi rừng. Chẳng phải cầu kỳ, ai có đồ muốn bán chỉ cần đặt xuống nền đất ở chợ, ấy thế là thành một "gian hàng" giản dị.  Ảnh: Phương Thúy
Người dân bản địa gọi loại quả này là tắc kè vì có hình dạng giống loài tắc kè, có giá 40.000 đồng/kg. Đây là cây thuốc từ thiên nhiên chữa các bệnh thấp khớp, mỏi vai gáy. Bà Lan ở xã Châu Quang cho biết:
Khách xa đến với chợ sẽ gặp những món hàng lạ mắt, như loại quả này được người dân bản địa gọi là quả tắc kè, vì có hình dạng giống con tắc kè, có giá 40.000 đồng/kg. Đây là cây thuốc từ thiên nhiên chữa các bệnh thấp khớp, mỏi vai gáy. Hoa tắc kè được mọc trên các vách đá cao của đỉnh núi, chỉ đàn ông đủ sức khỏe mới đi hái được. Ảnh: Phương Thúy
Đi chợ phiên bản Đồn sẽ dễ dàng tìm thấy nhộng ong, món ăn nhiều chất dinh dưỡng có giá 200.000 đồng/kg. Ảnh: Phương Thúy
Đi chợ phiên bản Đồn sẽ còn dễ dàng tìm thấy nhộng ong, món ăn nhiều chất dinh dưỡng có giá 200.000 đồng/kg. Hay có thể là nhái bén nếu là ngày mưa, la đà hỏi chuyện, đồng bào sẽ nói cho khách xa về cách chế biến món ăn độc đáo từ nhái...Ảnh: Phương Thúy
Ở chợ phiên bản Đồn người mua cũng dễ dàng tìm thấy những bộ quần áo thổ cẩm của người Thái, với nhiều chân váy đủ màu sắc sặc sỡ khác nhau. Ảnh: Phương Thúy
Ở chợ phiên bản Đồn còn có các gian hàng thổ cẩm của đồng bào Thái với màu sắc sặc sỡ. Ảnh: Phương Thúy
Các chân váy được thêu cầu kỳ và tinh xảo, có giá bán từ 500.000- 700.000 đồng/sản phẩm. Ảnh: Phương Thúy
Các chân váy được thêu cầu kỳ và tinh xảo, có giá bán từ 500.000 - 700.000 đồng/sản phẩm. Ảnh: Phương Thúy
Những phụ kiện trang sức đi kèm váy Thái như xà tích, trâm cài tóc, vòng tay... được bày bán rất đa dạng, mỗi phụ kiện có ý nghĩa đem lại may mắn cho người mặc khác nhau. Ảnh: Phương Thúy
Những phụ kiện trang sức đi kèm váy thổ cẩm như xà tích, trâm cài tóc, vòng tay... được bày bán đa dạng, mỗi phụ kiện có ý nghĩa đem lại may mắn cho người mặc khác nhau. Ảnh: Phương Thúy
Dù không thật nhiều hàng hóa như chợ dưới xuôi, nhưng phiên chợ ở đây luôn nhộn nhịp và ấm áp đến lạ. Nhiều người đi chợ như một thói quen để gặp gỡ, trò chuyện với người thân, bạn bè. Đây cũng là nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong huyện, bởi với họ ngoài việc trao đổi hàng hóa thì chợ còn là nơi trao đổi thông tin và giao lưu tình cảm. Ảnh: Phương Thúy
Dù không thật nhiều hàng hóa như chợ dưới xuôi, nhưng phiên chợ bản Đồn luôn nhộn nhịp và  cách bán mua toát lên sự thân thiện. Nhiều người đi chợ như một thói quen để gặp gỡ, trò chuyện với người thân, bạn bè. Đây cũng là nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong huyện Quỳ Hợp. Ảnh: Phương Thúy

Phương Thúy

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.