Huy động trên 50.000 m3 đất đá đắp lại mố cầu cảng Nghi Thiết

(Baonghean.vn) - Công ty CP xi măng Sông Lam vừa huy động nhiều phương tiện thiết bị, vận chuyển trên 50.000 m3 đất đá để đắp lại mố Cầu cảng phục vụ tàu 70.000 tấn ở Nghi Thiết (Nghi Lộc - Nghệ An). Cùng đó, đơn vị tổ chức khoan nhiều cọc nhồi sâu hàng chục mét để đổ cột trụ cho băng tải vận chuyển Clinker và xi măng ra cầu cảng.

 » Cầu cho tàu 70.000 tấn ở Nghệ An mất 2 tháng khắc phục sau bão
 

Cầu cảng Nghi Thiết trước khi bị bão số 2 làm gãy đứt. Ảnh: Sỹ Minh
Trước đó, theo dự kiến, cuối tháng 7/2017, Công ty CP xi măng Sông Lam đã ký kết với bạn hàng sẽ cung cấp Clinker, xi măng qua đường biển và tàu 70.000 tấn đã về trên biển Nghệ An sẵn sàng thực hiện cho lễ đưa vào sử dụng cầu cảng Nghi Thiết. Trong ảnh: Cầu cảng Nghi Thiết trước khi bị bão số 2 làm gãy đứt. Ảnh: Sỹ Minh
Tuy nhiên cơn bão số 2 (đầu tháng 7/2017), sóng biển cao trên chục mét  đã cuốn trôi toàn bộ mố cầu cảng Nghi Thiết, với độ dài gần 100 mét và sâu hơn 10 mét. Cùng đó hệ thống băng tải nối ra cảng biển cũng bị đứt gãy. Cầu cảng dài hơn 2 km vươn ra biển phải lùi thời hạn gần 2 tháng. Công ty CP xi măng Sông Lam đã đôn đốc nhà thầu, huy động phương tiện, máy móc với trên 5 triệu m3 đất đá để bồi đắp lại mố cầu. Ảnh: Nguyên Sơn
Tuy nhiên cơn bão số 2 (đầu tháng 7/2017), sóng biển cao trên chục mét đã cuốn trôi toàn bộ mố cầu cảng Nghi Thiết, với độ dài gần 100 mét và sâu hơn 10 mét. Cùng đó hệ thống băng tải nối ra cảng biển cũng bị đứt gãy. Cầu cảng dài hơn 2 km vươn ra biển phải lùi thời hạn gần 2 tháng. Công ty CP xi măng Sông Lam đã đôn đốc nhà thầu, huy động phương tiện, máy móc để bồi đắp lại mố cầu. Ảnh: Nguyên Sơn
Trên 5 triệu m3 đất đá được vận chuyển đến để đắp lại mố cầu. Ảnh: Nguyên Sơn
Trên 50.000 m3 đất đá được vận chuyển đến để đắp lại mố cầu. Ảnh: Nguyên Sơn
Đến trung tuần tháng 8, công việc bồi đắp đã hoàn thành cùng với việc khoan các cọc nhồi sâu hàng chục mét để làm giá đỡ cho đường băng chuyền dài 3.000 m nối ra cầu cảng. Ảnh: Nguyên Sơn
Đến trung tuần tháng 8, công việc bồi đắp đã hoàn thành cùng với việc khoan các cọc nhồi sâu hàng chục mét để làm giá đỡ cho đường băng chuyền dài 3.000 m nối ra cầu cảng. Ảnh: Nguyên Sơn
Công nhân kiểm tra cọc khoan nhồi để đỡ băng chuyền Clinker và xi măng ra cầu cảng Nghi Thiết. Ảnh: Nguyên Sơn
Công nhân kiểm tra cọc khoan nhồi để đỡ băng chuyền Clinker và xi măng ra cầu cảng Nghi Thiết. Ảnh: Nguyên Sơn
Công nhân lắp đặt băng chuyền Clinker ra cầu cảng. Ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Tổng giám đốc Công ty CP xi măng Sông Lam cho biết: “Mọi công việc khắc phục mố cầu và khoan cọc nhồi sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 8, sau đó các nhà thầu sẽ lắp đặt lại đường băng chuyền. Dự kiến đến giữa tháng 9/2017 công ty sẽ đưa vào vận hành hệ thống cầu cảng Nghi Thiết. Trong quá trình chờ khắc phục, công ty đã phải giải phóng tàu trọng tải lớn bằng cách “tăng bo”, chở Clinker và xi măng bằng các tàu trong tải tầm trung…”. Ảnh: Sỹ Minh
Công nhân lắp đặt băng chuyền Clinker ra cầu cảng. Ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Tổng giám đốc Công ty CP xi măng Sông Lam cho biết: “Mọi công việc khắc phục mố cầu và khoan cọc nhồi sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 8, sau đó các nhà thầu sẽ lắp đặt lại đường băng chuyền. Dự kiến đến giữa tháng 9/2017 công ty sẽ đưa vào vận hành hệ thống cầu cảng Nghi Thiết. Trong quá trình chờ khắc phục, công ty đã phải giải phóng tàu trọng tải lớn bằng cách “tăng bo”, chở Clinker và xi măng bằng các tàu trong tải tầm trung…”. Ảnh: Sỹ Minh
 Vùng biển Nghi Thiết có độ sâu tự nhiên 9m, khi nạo vét luồng lạch có thể đạt độ sâu từ 12 đến 18 mét. Việc xây dựng cảng biển nơi đây sẽ phục vụ cho tàu trên 70.000 tấn ra vào bốc xếp hàng hóa. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, tổ chức nạo vét luồng, tàu trên 100.000 tấn có thể cập cầu cảng. ẢNh: Nguyên Sơn
Vùng biển Nghi Thiết có độ sâu tự nhiên 9m, khi nạo vét luồng lạch có thể đạt độ sâu từ 12 đến 18 mét. Việc xây dựng cảng biển nơi đây sẽ phục vụ cho tàu trên 70.000 tấn ra vào bốc xếp hàng hóa. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, tổ chức nạo vét luồng, tàu trên 100.000 tấn có thể cập cầu cảng. Ảnh: Nguyên Sơn
Công tác nạo vét luồng lạch ở cảng biển Nghi Thiết được tiến hàng khẩn trương. Ảnh: Nguyên Sơn
Công tác nạo vét luồng lạch ở cảng biển Nghi Thiết được tiến hành khẩn trương. Ảnh: Nguyên Sơn
Công nhân hoàn thành các hạng mục phía ngoài cầu cảng Nghi Thiết. Ảnh: Nguyên Sơn
Công nhân hoàn thành các hạng mục phía ngoài cầu cảng Nghi Thiết. Ảnh: Nguyên Sơn
Dự kiến giữa tháng 9/2017, hệ thống băng tải và cầu cảng Nghi Thiết sẽ chính thức cấp hàng cho tàu trên 7 vạn tấn. Ảnh: Nguyên Sơn
Dự kiến giữa tháng 9/2017, hệ thống băng tải và cầu cảng Nghi Thiết sẽ chính thức cấp hàng cho tàu trên 7 vạn tấn. Ảnh: Nguyên Sơn
Toàn cảnh cụm Trạm nghiền xi măng và cảng biển Nghi Thiết. Ảnh: Tài Nguyên
Toàn cảnh cụm Trạm nghiền xi măng và cảng biển Nghi Thiết. Ảnh: Tài Nguyên
Khi đưa vào sử dụng, bước đầu, cầu cảng sẽ phục vụ xuất khẩu xi măng và Clinker của Công ty CP xi măng Sông Lam. Về lâu dài, cảng được nâng cấp thành cảng quốc tế cho cả vùng Bắc Trung bộ. Dự án Cảng nước sâu Nghi Thiết được đánh giá là một công trình quan trọng không chỉ tạo ra “cú hích” đối với sự phát triển của tỉnh Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung Bộ mà còn thúc đẩy giao lưu kinh tế với các vùng Đông Bắc Thái Lan và khu vực Trung Lào.

» Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn nút vận hành Nhà máy xi măng Sông Lam
 

Nguyên Sơn

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.