Nông dân gieo cấy vụ hè thu muộn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Trong khi ở các địa phương, vụ hè thu đã gieo cấy xong từ lâu thì ở huyện Kỳ Sơn một số xã thời điểm này mới bắt đầu vào vụ. 

Đây cũng là yếu tố đặc thù trên khu vực rẻo cao, biên giới. Nguyên nhân khu vực miền núi rẻo cao mùa khô kéo dài còn mùa mưa đến muộn

Vụ hè thu - mùa là vụ chính trong năm của bà con nông dân huyện Kỳ Sơn. Ở xã biên giới Na Loi vài ngày nay có hàng trăm người tham gia giaeo cấy. Xã có 100 ha lúa nước, 350 ha lúa rẫy, để đẩy nhanh tiến độ, gieo cấy đúng khung thời vụ, người dân đã chủ động đưa nông cụ, tăng cường nhân lực sản xuất ngay từ đầu mùa.

Những ngày này gia đình chị Lô Thi Hoa, bản Na Khướng, xã Na Loi đang tập trung nhân lực ra đồng gieo cấy diện tích đất ruộng của gia đình. Toàn bộ hơn 1.500 m2 đất ruộng, được gia đình chị Hoa gieo cấy giống lúa tẻ thơm địa phương, đây là giống đặc sản của vùng này. Chị Lô Thị Hoa chia sẻ: "Nhà neo người, nên gia đình phải nhờ bà con dân bản tranh thủ cấy giúp. Diện tích ruộng không nhiều cho nên gia đình sử dụng giống tẻ thơm, đây là đặc sản địa phương rất thơm ngon và được nhiều người tìm mua".

Giống lúa được người dân sử dụng chủ yếu trong vụ hè thu - mùa năm 2017 này là lúa thuần địa phương. Ảnh: Lữ Phú
Giống lúa được người dân sử dụng chủ yếu trong vụ hè thu - mùa năm 2017 này là lúa thuần địa phương. Ảnh: Lữ Phú

Không như trước đây, người dân chỉ phụ thuộc vào sức kéo của gia súc, năng suất thì phù thuộc vào điều kiện tự nhiên. 2 năm trở lại đây bà con nông dân xã Na Loi, đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, và đưa nhiều nông cụ vào hỗ trợ sản xuất. Điều này không chỉ giảm sức lao động, mà còn đẩy nhanh tiến độ, hạn chế sâu bệnh gây hại. Ông Vi Văn Quang - Bí thư Chi bộ bản Na Khướng, xã Na Loi, cho biết:

Trước đây người dân sản xuất bằng thủ công, nhưng sau khi người dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật, mua sắm được máy cày, máy làm đất thì hiệu quả sản xuất và năng suất cao hơn. 

Xác định là vụ chính trong năm, nên vụ hè thu muộn năm nay xã Na Loi phấn đấu gieo cấy toàn bộ dện tích hơn 100 ha ta lúa nước, tăng 20ha so với năm trước. 100% kênh mương nội đồng trên địa bàn xã đã được tu sửa và bê tông hóa. Ngoài ra, trong vụ hè thu này cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Na Loi đã hỗ trợ bà con trong xã mở rộng được 1,5 ha đất ruộng. 

Giống lúa được người dân sử dụng chủ yếu trong vụ hè thu - mùa năm 2017 này là lúa thuần địa phương…

Vụ hè thu - mùa năm nay, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Na Loi giúp người dân mở rộng thêm 1,5ha đất ruộng.  Ảnh: Lữ Phú

Cùng với đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, huyện Kỳ Sơn đã tập trung tăng cường tuyên tuyền lịch thời vụ đến tận bà con nông dân, nhờ vậy lịch thời vụ đã được bà con tuân thủ và thực hiện nghiêm túc. Về cơ cấu giống, ngoài giống lúa truyền thống của địa phương, phòng nông nghiệp huyện đã chỉ đạo bà con nông dân sử dụng giống lúa Thiên ưu 8. Cũng giống lúa náy những vụ trước đạt bình quân năng suất 54 tạ/ha. đây cũng là mục tiêu năng suất mà huyện biên giới Kỳ Sơn đặt ra trong vụ hè thu 2017 này.

Lữ Phú

tin mới

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.