Liên kết để sản xuất nông sản an toàn

(Baonghean) - Sản xuất nông sản an toàn là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong giai đoạn cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 

PV: Xin ông cho biết thực tế sản xuất các loại nông sản an toàn hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An? Khó khăn trong thực hiện sản xuất các loại nông sản đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm?

Ông Nguyễn Quý Linh: Sản xuất nông sản an toàn là một trong những nội dung hết sức quan trọng đối với hoạt động khuyến nông trong giai đoạn cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Vì vậy hệ thống khuyến nông đã và đang đồng hành với các ngành chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và các địa phương tập trung các nguồn lực cùng với người sản xuất tổ chức tốt việc sản xuất các loại nông sản an toàn.

Mô hình trồng đu đủ cho thu nhập cao của hộ ông Nguyễn Văn Ba (xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu). 	Ảnh: Quang An
Mô hình trồng đu đủ cho thu nhập cao của hộ ông Nguyễn Văn Ba (xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu). Ảnh: Quang An

Thực tế hiện nay, nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và hệ thống thông tin truyền thông rộng rãi, ý thức của người dân trong việc sản xuất và tiêu dùng các loại nông sản an toàn đã từng bước được nâng cao. Người tiêu dùng ngày càng thông thái hơn trong lựa chọn các loại nông sản sạch để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người sản xuất cũng từng bước nhận thức rõ hơn về trách nhiệm trong tạo ra các sản phẩm an toàn hơn cho xã hội. Vì vậy những vùng sản xuất an toàn ngày càng được nhân rộng, đem lại những sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao hơn.

Tuy nhiên, việc sản xuất các loại nông sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh ATTP trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc cần được tập trung tháo gỡ nhằm tạo động lực cho sản xuất nông sản an toàn. Nhận thức của người sản xuất tuy đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực, nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, vẫn còn nhiều vùng sản xuất nông sản chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về vệ sinh ATTP, vùng sản xuất không đáp ứng yêu cầu theo quy định; sử dụng phân bón và các loại thuốc BVTV, kháng sinh trong chăn nuôi một cách bừa bãi và thu hoạch sản phẩm không đảm bảo thời gian cách ly theo quy định. Trong khi đó, sản xuất nông sản ở địa phương còn mang tính manh mún, theo quy mô hộ nên rất khó kiểm soát về mặt quy trình.

Đặc biệt, việc liên kết giữa khâu sản xuất và tiêu thụ vẫn còn lỏng lẻo, thị trường đầu ra của nông sản sạch không ổn định, nhiều mặt hàng chưa được ký kết hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp; đa phần hàng hóa nông sản được tiêu dùng trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh thông qua các chợ địa phương, do đó việc kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu vào gặp nhiều khó khăn dẫn đến người tiêu dùng khó phân biệt được nông sản an toàn và thiếu an toàn; hiệu quả của sản xuất nông sản an toàn không cao hơn so với sản xuất theo tập quán.

Công nghệ sau thu hoạch nhìn chung còn yếu kém ảnh hưởng đến khâu chế biến, nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa nông sản an toàn. Cơ sở hạ tầng của vùng nguyên liệu ở nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất các loại nông sản an toàn.

PV: Để tháo gỡ khó khăn, thời gian qua, ngành đã tập trung thực hiện những giải pháp gì trong vấn đề này, thưa ông? 

Ông Nguyễn Quý Linh: Trong thời gian qua, hoạt động Khuyến nông đã và đang cùng với các địa phương, các ngành tập trung nhiều giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng nông sản. Trước hết, chúng tôi tăng cường tổ chức tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin đại chúng, nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất và tiêu dùng trong việc sản xuất và lựa chọn những sản phẩm an toàn trong chế biến và tiêu dùng. Đẩy mạnh tập huấn nâng cao năng lực cho người dân về kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng vật nuôi theo hướng an toàn và bền vững, biện pháp sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y một cách hiệu quả.

Theo đó, mỗi năm đã tổ chức trên 1.200 lớp tập huấn cho bà con nông dân trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất đối với cộng đồng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xây dựng mô hình trình diễn sản xuất các loại nông sản an toàn. 

Trồng bí xanh ở xã Nam Xuân (Nam Đàn). 	Ảnh: P.H
Trồng bí xanh ở xã Nam Xuân (Nam Đàn). Ảnh: P.H

Đến nay, hệ thống Khuyến nông, các ngành phục vụ nông nghiệp và các địa phương đã xây dựng hàng trăm mô hình để nhân rộng như các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, mô hình ứng dụng đệm lót sinh học đảm bảo môi trường sinh thái, mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, mô hình lúa áp dụng công nghệ SRI, quy trình 3 tăng 3 giảm; mô hình nuôi tôm, thủy sản an toàn sinh học, xây dựng các vùng VietGAP trong thủy sản... từ đó tổ chức hội thảo, tham quan đầu bờ, đầu chuồng để người dân hiểu và làm theo.

Thông qua các mô hình sản xuất nông sản an toàn theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, từng bước giúp người dân dần làm quen với cách thức sản xuất ghi chép sổ sách, truy xuất dữ liệu để khi ứng dụng tiêu chuẩn VietGAP, người dân có thể đáp ứng được ngay. Cùng với đó, đẩy mạnh phối hợp các chương trình, dự án để xây dựng các chuỗi sản phẩm nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, thông qua đó kết nối với người sản xuất để tạo nên hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi để các chuỗi cửa hàng bán lẻ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa an toàn kết nối tốt hơn với người sản xuất. Thông qua đó xây dựng các vùng chuyên canh phục vụ thị trường.

Có thể khẳng định, thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp hàng hóa an toàn đã có những tiến bộ rõ rệt, đến nay chúng ta đã có nhiều mô hình nhân rộng có hiệu quả.

Trong lĩnh vực chăn nuôi có các mô hình như chăn nuôi an toàn sinh học nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng tránh dịch bệnh. Từ hiệu quả thực tế, đến nay đã có gần 45.000 con lợn được chăn nuôi theo mô hình này, nhiều vùng nuôi đã làm tốt khâu vệ sinh môi trường thông qua mô hình sản xuất sử dụng đệm lót sinh học; chuyển đổi lợn nái nội sang lợn ngoại theo hướng trang trại 12.000 con; chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học 350.000 con.

Trong lĩnh vực trồng trọt, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI) được ứng dụng trên diện tích 4.600 ha, Sản xuất rau theo hướng an toàn (dưa chuột, dưa hấu, bí xanh, đậu co ve, dưa bở...) 1.600 ha; chuyển đổi đất cao cưỡng sang trồng dưa chuột, bí xanh, rau bắp cải, su hào theo hướng an toàn VietGap 420 ha.

Ở lĩnh vực thủy sản, đã xây dựng được trên 7 vùng nuôi tôm thẻ VietGAP với diện tích 240 ha, có 2 vùng đa dạng hóa là Diễn Vạn (Diễn Châu) 27 ha; Nghi Hợp (Nghi Lộc) 40 ha. Đã có 76ha được cấp chứng chỉ sản xuất rau an toàn, 40 ha cam được cấp chứng nhận cơ sở sản xuất cam an toàn...

PV: Ông có thể cho biết, để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông, thời gian tới ngành sẽ thực hiện những giải pháp đột phá nào?

Ông Nguyễn Quý Linh: Trước hết, sẽ tiếp tục làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nhằm nâng cao nhận thức cho bà con nông dân trong sản xuất các loại nông sản an toàn. Từng bước xây dựng các nhóm, tổ hợp tác sản xuất hàng hóa nông sản, thông qua đó tập trung nhân lực và tổ chức sản xuất đồng bộ để thuận tiện cho sản xuất an toàn.

Đặc biệt, phải có các giải pháp phù hợp để có thể làm tốt việc kết nối giữa doanh nghiệp và người dân. Đây được coi là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu hiện nay, để vừa có cơ sở tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân, vừa có nguồn hàng chất lượng và ổn định cho các doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện các nội dung kiểm soát chất lượng nông sản thông qua các công nghệ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm... để giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm. Chúng tôi cũng sẽ tăng cường phối hợp với diễn đàn thị trường nông nghiệp Nghệ An để xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết, tăng cường xúc tiến thương mại nhằm xây dựng các chuỗi sản phẩm một cách có hiệu quả. Từng bước nhân rộng các vùng sản xuất an toàn, xây dựng thương hiệu nông sản, hướng đến cấp các chứng chỉ VietGAP cho các sản phẩm nông sản.

PV: Xin cảm ơn ông!

Phú Hương 

(Thực hiện)

tin mới

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.