Vì sao chanh leo ở Nghệ An rớt giá?

(Baonghean.vn)- Đầu tư nhiều, nhưng giá bán chanh leo hiện tại quá thấp: 12.000 đồng/kg loại 1 và 4.000 đồng/kg loại 2, khiến người trồng chanh leo sẽ không có lãi nếu tình trạng rớt giá kéo dài.

Người trồng chanh leo ở Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) cho rằng, nhà máy năm nay thu mua quả chanh leo quá 'khắt khe", trong khi tỷ lệ quả chanh bị nhiễm nấm rất nhiều. 

 Thương lái đến tận vườn chọn mua những quả đẹp như thế này với giá 13.000 đồng/kg, nên nhiều bà con chọn hái bán cho thương lái. Ảnh: Quang An
Thương lái đến tận vườn chọn mua những quả đẹp với giá 13.000 đồng/kg, nên nhiều bà con chọn hái bán cho thương lái. Ảnh: Quang An

Ông Vi Văn Cương hộ trồng chanh leo ở bản Yên Sơn, xã Tri Lễ cho rằng: Năm nay tỷ lệ quả chanh bị nhiễm nấm nhiều, do vậy quả chanh đạt loại 1 là rất ít, chỉ chiếm khoảng 5%. Năm nay chanh leo đạt năng suất khoảng 20 tấn/ha, nếu nhà máy thu mua với giá như hiện nay (12.000 đồng/kg loại 1 và 4.000 đồng/kg loại 2) thì người trồng chanh thu về khoảng 90 triệu đồng/ha, so với mức đầu tư là không có lãi.

Ông Nguyễn Bá Hiền - Trưởng ban Phát triển nông thôn Quế Phong - Cơ quan thường trực của Ban Phát triển trồng cây chanh leo Quế Phong cho biết: Để trồng mới 1 ha chanh leo, người dân đầu tư từ 90 - 100 triệu đồng gồm: giống, phân bón, thuốc BVTV, giàn... thu hoạch 2 năm liền, nhưng để thu hoạch được năm thứ 2, phải đầu tư phân bón, thuốc BVTV thêm khoảng 50 triệu đồng. Như vậy, nếu chanh leo giữ giá bình quân 9.000 đồng/kg như năm 2016 thì người dân mới có lãi, còn giá như hiện nay 4.000 đồng/kg (loại 2) là hoàn toàn không có lãi.

Còn ở huyện Tương Dương, địa phương đang phát triển vùng chanh leo với nhiều kỳ vọng cho người dân thoát nghèo cũng chung hoàn cảnh. Ông Lô Khăm Kha - Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT cho biết: Tương Dương hiện có 3 ha chanh leo cho thu hoạch. Hiện Công ty Cổ phần chanh leo Nafoods thu mua cho bà con với giá 4.000 đồng (loại 2) và 12.000 đồng (loại 1).

Trong khi đó, thị trường chanh leo bán lẻ tại Thị trấm Kim Sơn (Quế Phong) và một số địa phương trong tỉnh có giá 20.000 đồng/kg.

Ông Phạm Duy Thái - Phó Giám đốc công ty cổ phần chanh leo Nafoods, đơn vị trực tiếp cung ứng giống, tư vấn kỹ thuật và thu mua sản phẩm chanh leo tại Tri Lễ cho biết: Hàng năm khi phát triển mở rộng vùng nguyên liệu cũng như duy trì diện tích trồng cây chanh leo thì công ty phối hợp với huyện Quế Phong tổ chức tập huấn cũng như hội thảo đầu bờ đến bà con nông dân trồng chanh leo về quy trình kỹ thuật cũng như canh tác, phòng trừ sâu bệnh hại.

Tuy nhiên việc tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật theo quy trình chăm sóc cũng như phòng trị bệnh không được bà con áp dụng tốt. Đặc biệt là từ giữa năm 2016 đến nay nấm, bệnh xuất hiện đồng loạt trên cây chanh leo ở Tri Lễ.

Anh Vi Văn Sơn, bản yên Sơn, xã tri Lễ dịp anyf cùng với thu hoạch quả là cắt tỉa những cành, lá không cần thiết nhằm hạn chế các loại sâu bệnh, nấm cho cây chanh leo. Ảnh: Xuân Hoàng
Anh Vi Văn Sơn, bản Yên Sơn, xã Tri Lễ dịp này cùng với thu hoạch quả là cắt tỉa những cành, lá không cần thiết nhằm hạn chế các loại sâu bệnh, nấm cho cây chanh leo. Ảnh: Xuân Hoàng

Nguyên nhân năm nay Công ty thu mua quả chanh leo "khắt khe" là do từ khoảng giữa năm 2016 đến nay, tình trạng người dân lựa chọn quả đẹp để bán cho thương lái ra thị trường ăn tươi xảy ra phổ biến.

Cùng với đó là ý thức của một số hộ dân còn kém, họ nhặt và thu lượm cả quả thối, hỏng trong vườn để chuyển về nhà máy sản xuất làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Do vậy, kể từ năm nay chúng tôi sẽ thực hiện phân loại trực tiếp để hạn chế tối đa các rủi ro về chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Để cung ứng đủ giống cho bà con trồng, hàng năm Công ty Cổ phần chanh leo Nafoods nhân giống ngay tại chỗ, với giá bán 35.000 đồng/cây. Ảnh: Xuân Hoàng
Để cung ứng đủ giống cho vùng nguyên liệu của nhà máy, hàng năm Công ty Cổ phần chanh leo Nafoods nhân giống ngay tại chỗ. tuy nhiên Công ty cũng cần có giải pháp kích cầu người trồng chanh leo để đôi bên cùng phát triển. Với giá bán 35.000 đồng/bù giống, để trồng 1 ha chanh leo người dân phải đầu tư gần 18 triệu đồng tiền giống. Ảnh: Xuân Hoàng

Để đồng bào các dân tộc vùng khó khăn Tri Lễ gắn bó với cây chanh leo, thiết nghĩ phía chính quyền địa phương, đặc biệt là Công ty Cổ phần chanh leo Nafoods cần đảm bảo đầu ra cho sảm phẩm một cách ổn định. Bên cạnh đó, bà con nông dân cũng cần tích cực chăm sóc cây chanh leo theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu.

Theo Quyết định số 1768/QĐ-UBND của UBND tỉnh, quy hoạch diện tích cây chanh leo trên địa bàn huyện Quế Phong là 900 ha. trong đó Tri Lễ 565 ha, Nậm Nhoóng 135 ha ha và Nậm Giải 200 ha. Khi khép kín diện tích quy hoạch, sản lượng quả chanh leo đạt 45.000 tấn. 

Tiếp đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3041/QĐ-UBND về việc phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển vùng chanh leo nguyên liệu huyện Quế Phong thêm 600 ha, nâng tổng số quy mô diện tích vùng nguyên liệu chanh leo đến năm định hình lên thành 1.500 ha. Nhưng đến thời điểm này trên địa bàn Quế Phong mới trồng được 283,3 ha.


X.Hoàng - Quang an

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….