Lợn, gia cầm ế ẩm, vẫn chi 33.000 tỷ nhập thức ăn chăn nuôi

Mặc dù chăn nuôi lợn, gia cầm - 2 mảng chiếm tỷ trọng lớn nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp khó khăn, phải giảm đàn song các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn vẫn đang cấp tập nhập khẩu thức ăn chăn nuôi vì giá ngô, đậu tương của các cường quốc nông nghiệp như Mỹ, Argentina, Ấn Độ… đang ở mức hấp dẫn.

lọn ga e am, sao vãn phai chi 33.000 tỷ mua thuc an chan nuoi? hinh anh 1

Nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc chủ yếu nhập ngoại. Ảnh minh họa

Theo số liệu của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NNPTNT), ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 5.2017 của nước ta ước đạt 344 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 5 tháng đầu năm 2017 lên 1,53 tỷ USD (tương đương hơn 33.000 tỷ đồng), tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm 2017 là Argentina (chiếm 44,7% thị phần), tiếp đến là Mỹ (13%), Ấn Độ (chiếm 5% thị phần) và Trung Quốc (4,2%). Thị trường có tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là Italia (tăng gần 9 lần), Ấn Độ (tăng hơn 2 lần).

Trong đó, khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 5.2017 ước đạt 809.000 tấn với giá trị đạt 161 triệu, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 5 tháng đầu năm 2017 đạt 3,05 triệu tấn và 625 triệu USD, tăng 1,5% về khối lượng và tăng 6,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2017, chiếm lần lượt là 28,6% và 20,3% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm 2017, khối lượng nhập khẩu ngô từ thị trường Thái Lan tăng hơn 48 lần so với cùng kỳ năm 2016 nhưng giá trị lại chỉ tăng có hơn 4,5 lần.

Theo một số chuyên gia, dù Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang ngô để phục vụ chăn nuôi, nhưng thực tế không hiệu quả. Do đặc điểm đất đai manh mún, hạ tầng chia cắt mà việc trồng ngô ở nước ta khó áp dụng cơ giới hóa, khiến năng suất thấp, giá thành cao hơn nhiều so với các cường quốc về nông nghiệp như Mỹ, Ấn Độ... Đơn cử như giá ngô nhập từ Mỹ, Argentina về đến cảng của Việt Nam chỉ khoảng 4.700 đồng/kg, luôn thấp hơn giá ngô trồng trong nước, độ ẩm thấp; giá bã đậu tương cũng chưa tới 10.000 đồng/kg.

Trước băn khoăn cho rằng Việt Nam là nước nông nghiệp mà phải nhập lượng lớn nguyên liệu như ngô, đậu tương, ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng nếu cứ nghĩ như trên là không hiểu kỹ về nông nghiệp Việt Nam. Thực tế đất để canh tác nông nghiệp ở nước ta không nhiều; là nước nông nghiệp lâu đời nhưng trình độ sản xuất của nông dân nhỏ lẻ, lạc hậu. Trong khi đó các quốc gia khác đã công nghiệp hóa nông nghiệp nên họ có thể cho ra sản lượng ngô, đậu tương rất lớn, giá thành thấp. Ngô, đậu tương trồng ở Việt Nam gần như không thể cạnh tranh về giá.

Theo ước tính, hiện nước ta thường xuyên phải nhập khẩu 50% trên tổng sản lượng ngô phục vụ ngành chăn nuôi, khô dầu gần như 100% và các nguyên liệu phụ gia như premix, vitamin, axit amin, các chất phụ gia màu, mùi sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi chúng ta phải nhập gần như 100%. Thị trường nhập khẩu các mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc, các nước châu Âu và Nhật Bản.  

“Vì vậy, thay vì nghĩ sản xuất nhiều ngô, đậu tương để phục vụ ngành chăn nuôi, ngành nông nghiệp Việt Nam nên tập trung sản xuất những sản phẩm có lợi thế hơn, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, rồi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi” - ông Lịch nói.

Cũng theo Bộ NNPTNT, hiện Việt Nam có 207 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 58 doanh nghiệp FDI và 149 doanh nghiệp nội với thị phần tương ứng là 60%/40%. Trong số đó, 5 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (Dabaco, Masan, GreenFeed, Vina, Lái Thiêu) chiếm 23% thị phần; 5 doanh nghiệp FDI lớn nhất (CP, Deheus, ANT, Jafa comfeed, Cargill) chiếm 37% thị phần. Một số doanh nghiệp FDI để tối đa lợi nhuận, họ đã không ưu tiên nguồn nguyên liệu ở Việt Nam mà nhập khẩu nguyên liệu rẻ hơn từ các nước khác. 

Theo Minh Huệ/danviet

tin mới

Xuân Hoàng

Trồng lúa theo hướng hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở 'quê lúa' Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mô hình ứng dụng máy cấy không người lái, chăm sóc bằng máy bay nông nghiệp, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Thành trong vụ Xuân này mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với trồng lúa bằng phương pháp truyền thống, lãi tăng hơn 10 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

(Baonghean.vn) - Thời điểm này, các địa phương ở Nghệ An đang bước vào vụ thu hoạch lúa Xuân. Để tránh tình trạng “cò” máy gặt, nâng giá máy gặt gây khó khăn cho người dân, chính quyền các địa phương đã vào cuộc tích cực, triển khai nhiều giải pháp để không xảy ra tình trạng bảo kê máy gặt.

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

(Baonghean.vn) - Được đưa vào sản xuất trong điều kiện có nhiều bất lợi về thời tiết nhưng SYN8 vẫn phát triển rất tốt với những ưu thế vượt trội: Mạ khoẻ, chịu rét tốt, đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển khoẻ, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và sọc lá vi khuẩn, năng suất cao và ổn định.

Mướp hương ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn "cháy hàng" được giá. Ảnh: Văn Trường

Mướp hương Nghệ An 'cháy hàng' mùa nắng

(Baonghean.vn) - Nông dân trồng mướp hương tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn hiện rất phấn khởi do mướp hương luôn “cháy hàng” lại bán được giá cao, người trồng mướp có thêm nguồn thu nhập để cải thiện đời sống.

Giá vàng

Vàng tăng vùn vụt; Giá cà phê 'rơi tự do'

(Baonghean.vn) - Giá vàng tiếp đà tăng vùn vụt; Tuần tăng phi mã của đồng Yen Nhật; Cà phê trong nước giảm cực mạnh, trong trạng thái "rơi tự do", là những thông tin thị trường được cập nhật sáng 5/5.  

Tôm nuôi

Bước đầu xác định nguyên nhân tôm chết bất thường ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Các mẫu bệnh phẩm tại vùng tôm chết huyện Quỳnh Lưu chỉ có 1 mẫu cho kết quả dương tính với bệnh vi bào tử trùng EHP, ngoài ra đều âm tính với các dịch bệnh thường gặp. Do đó, nguyên nhân tôm chết có thể đến từ các bất cập trong quá trình nuôi tôm của các hộ dân nơi đây.

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

(Baonghean.vn) - Đại diện phía Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong mọi trường hợp, từ Luật Các tổ chức tín dụng cho đến Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đều quy định mức độ ưu tiên, bảo đảm an toàn, khả năng chi trả và quyền lợi của người dân ở mức độ cao nhất.

Các hộ dân ký nhận tiền hỗ trợ

Chi trả hỗ trợ bổ sung cho 5 hộ dân Diễn Châu bị ảnh hưởng khi thi công cao tốc Bắc - Nam

(Baonghean.vn) - Chiều 3/5, tại xã Diễn Phú, UBND huyện Diễn Châu phối hợp với doanh nghiệp đầu tư dự án là Công ty TNHH Phúc Thành Hưng tổ chức chi trả bổ sung cho 5 hộ dân xóm 2, xã Diễn Phú bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.