Nghệ An: Tìm nhà đầu tư chiến lược cho các công ty nông, lâm nghiệp

(Baonghean) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, hiện, Nghệ An đang gấp rút triển khai công tác sắp xếp, cổ phần hóa (CPH) các công ty này.

Hiện Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp thuộc UBND tỉnh Nghệ An (văn bản số 321/TTg-ĐMDN ngày 26/02/2016), trong đó thực hiện cổ phần hóa đối với 3 công ty TNHH MTV nông nghiệp: Đầu tư phát triển chè Nghệ An, Cao su cà phê, Nông công nghiệp 3/2.

Thủ tướng giao UBND tỉnh Nghệ An có trách nhiệm xác định tỷ lệ vốn Nhà nước cần nắm giữ tại các công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ và tình hình thực tế.

Thu hoạch chè ở xã Hùng Sơn (Anh Sơn). 	Ảnh: Thu Huyền
Thu hoạch chè ở xã Hùng Sơn (Anh Sơn). Ảnh: Thu Huyền

Ông Nguyễn Văn Lập - Phó GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị UBND tỉnh xem xét, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy phương án sắp xếp, đổi mới 3 doanh nghiệp theo hình thức cổ phần hóa, Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối. Trong đó, Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển chè Nghệ An: Nhà nước nắm giữ tỷ lệ 35% cổ phần; Công ty TNHH MTV Cà phê cao su: Nhà nước nắm giữ tỷ lệ 35% cổ phần; Công ty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2: Phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ tỷ lệ 30% cổ phần.

Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Chè Nghệ An có 8 đơn vị thành viên, gồm các xí nghiệp chế biến dịch vụ chè: Con Cuông, Bãi Phủ, Hùng Sơn, Anh Sơn, Hạnh Lâm, Ngọc Lâm, Thanh Mai và Xí nghiệp chè Vinh. Tổng diện tích đất được UBND tỉnh giao quản lý, sử dụng 4.303,64 ha; diện tích rà soát đo đạc lại năm 2016 là gần  5.118ha. Tổng số lao động hiện có 870 người. Tổng giá trị tài sản 62,5 tỷ đồng, vốn nhà nước 21,7 tỷ đồng. Công ty được xây dựng Đề án sắp xếp, chuyển đổi theo hình thức quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định 59 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, cụ thể: Nhà nước nắm giữ tỷ lệ 35% cổ phần, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động 8.680 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 40% và cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư khác 5.430.000 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 25%.

Khai thác mủ cao su ở Công ty TNHHMTV nông, công nghiệp 3/2. 	Ảnh: Thành Duy
Khai thác mủ cao su ở Công ty TNHH MTV nông, công nghiệp 3/2. Ảnh: Thành Duy

Tương tự, Công ty TNHH MTV Cà phê cao su có 6 đơn vị thành viên nằm trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hoà, gồm các nông trường: Tây Hiếu 1, 2, 3, Đông Hiếu, Cờ Đỏ và Xí nghiệp thu mua chế biến cà phê cao su; tổng diện tích được giao quản lý, sử dụng hơn 4.000 ha. Tổng số lao động 2.011 người; tổng giá trị tài sản 50,6 tỷ đồng, vốn nhà nước 22,0 tỷ đồng. Hình thức sắp xếp, chuyển đổi: Nhà nước nắm giữ tỷ lệ 35% cổ phần, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động 8.800 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 40% và cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư khác 5.500 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 25%.

Đối với Công ty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2, hình thức sắp xếp, chuyển đổi theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần “Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ”. Cụ thể: Phát hành thêm 1.855 triệu đồng cổ phiếu, nâng số vốn cổ phần hóa lên 16 tỷ đồng để thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ tỷ lệ 30% cổ phần, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động 7.200 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 45%, cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và Nhà đầu tư khác  chiếm tỷ lệ 25%. Tuy nhiên hiện nay, việc tìm nhà đầu tư chiến lược cho các công ty này vẫn khó khăn.

Vấn đề quan trọng nhất đặt ra sau cổ phần hoá là công tác quản lý, sử dụng đất. Theo đó, công ty cổ phần phải thực hiện quản lý, sử dụng đất theo phương án sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại Nghị định 118/2014/NĐ, nếu làm sai sẽ bị thu hồi. Pháp nhân mới (công ty cổ phần) thừa kế nghĩa vụ của pháp nhân cũ (công ty TNHH MTV) thực hiện hợp đồng khoán đã ký với người nhận khoán cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực hoặc thực hiện thanh lý hợp đồng trước thời hạn khi có sự thống nhất của hai bên.

Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và một số văn bản khác còn có những bất cập đang được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Vì thế, giá trị quyền sử dụng đất, thời hạn giao đất, cho thuê đất, giá thuê đất do Nhà nước quy định (bảng giá ổn định trong 05 năm)... cũng đang được các ban, ngành liên quan tính toán khi thực hiện cổ phần hóa.

Việt Phương

tin mới

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.