Những nông dân không chịu nghèo

(Baonghean) - Trong những năm qua, phong trào hội nông dân tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên xoá đói giảm nghèo đã được nhân rộng trên địa bàn Nghệ An. Báo Nghệ An giới thiệu một số gương điển hình phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu ở các vùng nông thôn.

Năng động chuyển hướng kinh doanh

Rừng keo của gia đình chị Hồng. Ảnh Kim Nghĩa
Rừng keo của gia đình chị Hồng. Ảnh Kim Nghĩa

Trước đây chị Lương Thị Hồng (bản Ná Phày, xã Mường Nọc) cũng lên rừng kiếm củ sắn, củ mài, hái rau rừng để sống qua ngày.

Cuối năm 2005, chị Hồng vay 200 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua lợn, gà, vịt về nuôi; đầu tư trồng 5 ha keo và mở quán bán hàng tạp hóa. Khi bắt đầu có tích lũy, chị mở thêm quầy bán chăn ga, gối, nệm. Chỉ sau 5 năm, gia đình chị đã có của ăn của để. Năm 2010, gia đình chị đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nâng cấp quán hàng và xây dựng thêm đại lý xăng dầu.

Đáng nói, mỗi năm chị Hồng đã dành 5 - 6 triệu đồng ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, Quỹ tình thương, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; hưởng ứng phong trào nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới, gia đình chị hiến 30m2 đất, đóng góp hơn 10 triệu đồng và  công sức để bê tông hoá đường bản.

Đến nay gia đình chị Hồng duy trì nuôi 2 con lợn nái đen địa phương sinh sản, mỗi năm cho thu nhập 35 triệu đồng; đàn gà cho thu nhập 100 - 120 triệu đồng/năm;  chim bồ câu cho thu nhập 50 -  60 triệu đồng/năm; kinh doanh hàng tạp hóa, bán chăn, ga, gối, nệm cho gia đình thu nhập 170 – 180 triệu đồng/năm. Đặc biệt là từ đại lý xăng dầu, mỗi năm gần 300 triệu đồng; rồi thêm trồng lúa, keo... Như thế bình quân mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình chị Hồng có lãi ròng 750 - 850 triệu đồng; nay đã mua được xe ô tô, xây dựng nhà ở khang trang, đầu tư cho con cái học hành; tạo việc làm cho 4 lao động thường xuyên với mức lương từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng và 20 - 25 lao động thời vụ với thù lao 150.000 - 200.000 đồng/ngày.

Kim Nghĩa 

Người siêng không ngại khó

Trong cơ ngơi bề thế của gia đình anh Nguyễn Văn Hữu (xóm 1, xã Hưng Yên Bắc, huyện Hưng Nguyên) có khu vườn rợp màu xanh cây trái với đa dạng các loại hình sản xuất, chăn nuôi.

Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 1989 anh Hữu về quê xây dựng gia đình rồi làm một số nghề nhưng đều thất bại. Cơ duyên đưa anh đến với nghề trồng hoa, cây cảnh. Lúc đầu chỉ là trồng chơi, dần dà anh tập chiết ghép, dâm cành, ươm cây, tạo thế, mở mang nghề lớn dần. Đến năm 1992, địa phương có chủ trương cho các hộ gia đình khai thác các vùng đất hoang hóa, anh Hữu và 15 người nữa tiên phong vào bãi Đa Đa. Vượt bao khó khăn ban đầu, nhất là không có nước, anh Hữu huy động anh em đào ao lấy nước sinh hoạt, tưới cây, thả cá...

Vườn ươm cây giống của anh Nguyễn Văn Hữu ở xã Hưng Yên Bắc (Hưng Nguyên).
Vườn ươm cây giống của anh Nguyễn Văn Hữu ở xã Hưng Yên Bắc (Hưng Nguyên). Ảnh: Hoàng Minh

Cứ thế, anh Hữu khai khẩn, đấu thầu, chuyển đổi ruộng đất cho anh em, làng xóm tạo vùng đất rộng 2,2ha, từng bước nhân rộng các giống cây công trình, cây ăn quả, hoa, cây cảnh. Đến nay, trong vườn nhà anh có hàng trăm cây cảnh cổ thụ và rất nhiều cây ăn quả, cây công trình, cây công sở; cứ lớp này xuất đi lại có lớp khác được nhân, ghép, chiết thêm hoặc mua về. Anh Hữu còn kết hợp chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt, bồ câu, ao cá, lấy cái này bổ trợ cái kia. Bình quân mỗi năm, sau khi trừ chi phí, nhân công, gia đình anh lãi ròng từ 3 - 4 tỷ đồng, thu nhập 33 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với tiền công 6 - 7 triệu đồng/người/tháng; lúc cao điểm thuê thêm lao động thời vụ ở trong vùng.

Trưởng thành từ hoàn cảnh khó khăn, lại được nhiều người thân quen giúp đỡ, nên khi có điều kiện anh luôn tâm niệm phải giúp ích lại cho đời. Mỗi năm anh luôn dành từ 7-10 triệu đồng ủng hộ, giúp đỡ những gia đình chính sách, hộ gặp ốm đau, hoạn nạn, khó khăn. Đặc biệt là với các hộ gia đình trong bãi Đa Đa và những vùng lân cận, anh sẵn sàng cho vay giống cây để phát triển kinh tế.

Hoàng Minh  

Vấp ngã từ đâu, đứng lên từ đó

Ông Trương Đình Thống (người dân tộc Thổ, ở xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn) đã kiên trì tạo dựng nên trang trại chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp với quy mô lớn.

Năm 1992,  sau khi xuất ngũ trở về địa phương, ông Thống bắt tay xây dựng  mô hình trang trại; nhận 11 ha đất trống đồi trọc trồng 10 ha rừng cây bạch đàn, keo và 1 ha trồng cây ăn quả; cùng đó thầu 3 ha hồ đập của HTX Nông nghiệp để nuôi cá; vốn đầu tư ban đầu hết 20 triệu đồng thì đã có 10 triệu đồng là tiền vay của ngân hàng, 8 triệu đồng vay của anh em, bè bạn. Những năm đầu, nguồn thu nhập chính của gia đình nhờ vào 3 ha hồ đập, nhưng cũng chỉ đủ để trả lãi suất ngân hàng và tiền nhân công. Để tăng thêm thu nhập, ông nuôi thêm hàng trăm con dê, gà và vịt đẻ, từng bước trả được các khoản nợ nần. 

Mô hình chăn nuôi lợn siêu nạc của ông Trương Đình Thống ở xã Nghĩa Long (Nghĩa Đàn).  Ảnh: Minh Dân
Mô hình chăn nuôi lợn siêu nạc của ông Trương Đình Thống ở xã Nghĩa Long (Nghĩa Đàn). Ảnh: Minh Dân

Qua chuyến thăm quan ở tỉnh Đồng Nai, thấy người ta chăn nuôi lợn siêu nạc theo hướng công nghiệp, ông cũng muốn thử sức mình. Năm 2006, ông chuyển 1 ha đất trồng cây ăn quả sang xây dựng trại chăn nuôi với quy mô 1.200m2  nuôi 100 lợn nái đẻ, lợn thịt và 3 con lợn đực giống, tổng số vốn 1,2 tỷ đồng. Ông đã đầu tư xây dựng hệ thống bể khí biogas khép kín, dùng chất thải của lợn để làm chất đốt, chạy máy nổ phát điện, sưởi ấm vào mùa Đông cho lợn...

Ngoài ra, ông còn trồng thêm 2,4 ha cam, quýt với vốn ban đầu trên 200 triệu đồng, bình quân mỗi năm ông xuất chuồng được từ 1.200 - 1.400 con lợn thịt, thu về khoảng 12 tỷ đồng, thu nhập từ nuôi cá và trồng cây ăn quả khoảng 300 triệu đồng; sau khi trừ chi phí, gia đình ông lãi hơn 1 tỷ đồng/năm. 

Từ trang trại, mỗi năm gia đình ông Thống giải quyết việc làm cho 20 lao động thường xuyên với mức lương ổn định 3,5 triệu đồng/người/tháng và 50 lao động thời vụ. Nhiều hộ gia đình trong xã được ông trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp con giống để phát triển kinh tế. Đặc biệt trong 3 năm qua, gia đình ông đã hỗ trợ địa phương về máy múc, máy lu, xe chở đất làm đường nông thôn mới trị giá trên 150 triệu đồng. 

 Minh Dân

» Giáo dân Nghệ An vạch trần sự biến chất của linh mục Nguyễn Đình Thục
 

tin mới

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.