Nuôi tôm - 'ăn nhau' ở giống!

(Baonghean) - Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố đầu tiên quyết định đến hiệu quả của vụ nuôi là con giống. Vì vậy, việc tăng cường kiểm soát chất lượng con giống phải được chú trọng và để tránh hiện tượng khan giống vào vụ nuôi chính, ngành nông nghiệp và các địa phương khuyến cáo người dân thả rải vụ, không thả ồ ạt. 

Ưu thế giống “bản địa”

Với tổng diện tích nuôi tôm 750 ha/năm, trong đó riêng vụ 1 là 450 ha, mỗi năm nhu cầu tôm giống của thị xã Hoàng Mai lên tới khoảng 700 triệu con/năm. Trưởng phòng Kinh tế TX. Hoàng Mai - ông Nguyễn Xuân Thủy cho biết: Giống tôm được nhập từ 5 - 7 công ty chuyên cung ứng, người dân tự liên hệ, ký hợp đồng với các đơn vị. Ngay từ trước Tết Nguyên đán, tỉnh đã thành lập đoàn liên ngành phối hợp với địa phương tiến hành kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh của các cơ sở sản xuất giống để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sau đó trong suốt mùa, lực lượng kiểm dịch, thú y thường xuyên phối hợp, kiểm tra từng lô, mẫu tôm nhằm đảm bảo chất lượng nguồn giống cung ứng ra thị trường.

Cán bộ khuyến nông cùng chủ hộ nuôi kiểm tra sự phát triển của tôm. 	Ảnh: Việt Hùng
Cán bộ khuyến nông cùng chủ hộ nuôi kiểm tra sự phát triển của tôm. Ảnh: Việt Hùng

Tuy nhiên, do tâm lý có phần nóng vội, bà con thường tập trung thả rộ trong vòng 1 tháng, thậm chí 1 tuần, nên hiện tượng thiếu giống tôm cục bộ vẫn xảy ra, dẫn đến một số hộ phải mua giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc từ các tỉnh phía Nam nên chất lượng con giống không được kiểm soát, khả năng thích nghi kém với điều kiện thời tiết, khí hậu vùng. Theo nhận định, nếu người nuôi thả rải các đợt thì nguồn giống từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đủ khả năng đáp ứng.

Anh Nguyễn Văn Toán, ở xóm 6, xã Diễn Trung (Diễn Châu) cho biết: Trước đây anh lấy giống của các công ty khác, thậm chí lấy từ miền Nam ra, nhưng 2 năm gần đây, anh chuyển sang sử dụng hoàn toàn giống tôm của công ty cung ứng trên địa bàn tỉnh. Nhờ có khả năng chịu lạnh tốt, khả năng kháng bệnh và tốc độ phát triển nhanh nên dùng giống “bản địa” thả nuôi vụ 3 rất phù hợp, giá bán luôn cao hơn khoảng 20% so với các vụ khác nhờ thu hoạch thời điểm sát Tết Nguyên đán. Anh Toán cho hay, mỗi năm anh thu lãi ròng 700 triệu đồng từ nuôi tôm. 

Tại huyện Quỳnh lưu, mỗi năm nhu cầu về giống tôm thẻ chân trắng lên tới gần 600 triệu con giống. Trên địa bàn, có 6 cơ sở sản xuất giống, vừa ương gièo. Ông Bùi Xuân Trúc - Phó phòng Nông nghiệp huyện khẳng định, số lượng giống do các đơn vị đóng trên địa bàn đáp ứng thừa cho nhu cầu của người nuôi tôm trong huyện. Tuy nhiên, các trại giống này còn ký hợp đồng cung cấp con giống cho cả các tỉnh phía Bắc và khu vực Bắc Trung bộ nên rất nhiều thời điểm xảy ra hiện tượng “khan” giống, nhất là thời gian vào mùa thả rộ, người dân thả quá tập trung vào một thời điểm. Bởi vậy, bước vào vụ 1 năm nay, một trong những biện pháp chỉ đạo được huyện quan tâm, đó là tuyên truyền, khuyến cáo bà con trong mỗi vùng, mỗi gia đình cân đối, thả rải ra để vừa không bị thiếu giống, vừa dễ tiêu thụ hơn khi thu hoạch. 

Nông dân Quỳnh Đôi thả tôm giống vụ 1, năm 2017. 	Ảnh: Việt Hùng
Nông dân Quỳnh Đôi thả tôm giống vụ 1, năm 2017. Ảnh: Việt Hùng

Quản lý chặt nguồn giống

Những năm trước đây, giống cho các vùng nuôi tôm trong tỉnh phải lấy từ các tỉnh miền Nam và Nam Trung bộ là chủ yếu. Việc vận chuyển đường dài với mật độ cao không những làm ảnh hưởng sức khoẻ của tôm, tỷ lệ hao hụt lớn, rất khó kiểm soát mầm bệnh, không thể kiểm dịch được hết. Nhiều hộ dân còn mua giống tôm trôi nổi, không rõ nguồn gốc về thả làm ảnh hưởng năng suất, hiệu quả vụ nuôi, thậm chí bị thua thiệt. Từ những cơ chế khuyến khích và điều kiện thuận lợi về khí hậu, thời tiết phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã vào cuộc sản xuất, cung ứng tôm giống. Đến nay, số trại sản xuất, ương gièo tôm giống trong toàn tỉnh lên tới 64 trại, sản lượng sản xuất, ương gièo tôm giống ngày càng tăng, đạt trên, 2 tỷ con/năm, đáp ứng trên 60% nhu cầu giống tôm trên địa bàn.

Tuy nhiên, vấn đề cung ứng giống tôm trên địa bàn tỉnh ta vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu. Theo ông Nguyễn Hữu Tiến - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều thời điểm vẫn còn thiếu nguồn giống, nhất là vào dịp thả tập trung. Vấn đề quản lý nguồn giống nhập từ các tỉnh khác hiện còn khó khăn trong điều kiện lực lượng giám sát “mỏng”, nhiều hộ nuôi còn chủ quan khi nhập con giống, nhất là các hộ có diện tích nuôi ít. Nguồn giống sản xuất trên địa bàn dù đã có nhiều tín hiệu khả quan so với những năm trước đây, nhưng vẫn chỉ mới đáp ứng hơn một nửa nhu cầu về nguồn giống trên địa bàn.

“Thời gian tới, tỉnh chủ trương tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng tại chỗ. Cùng đó, ngành Nông nghiệp tăng cường kiểm tra, thanh tra chặt chẽ chất lượng đàn tôm bố mẹ và con giống trước khi đưa vào sản xuất, thả nuôi. Đồng thời đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát tôm giống nhập từ các tỉnh khác về…” - ông Nguyễn Hữu Tiến cho biết thêm. 

Phú Hương

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….