Xây dựng tuyến 'đê kiểu mẫu', ứng phó thiên tai cực đoan

(Baonghean) - Trước bối cảnh những tác động của biến đổi khí hậu tác động tiêu cực ngày càng rõ rệt, việc xây dựng các tuyến đê đạt yêu cầu chất lượng và công năng, thiết kế, thì việc phát động phong trào xây dựng tuyến đê kiểu mẫu là một chủ trương tích cực.

Đê Vinh nằm trong hệ thống đường du lịch ven sông Lam nối Cửa Lò - Cửa Hội - Vinh - Hưng Nguyên - Nam Đàn; dọc suốt chiều dài gần 13km không thấy có hiện tượng xâm chiếm hành lang đê, không phát hiện điểm sạt lở, xói mòn… nào đáng kể. Từ lâu, đê Vinh được xây dựng, bảo vệ và được Chi cục Thủy lợi lựa chọn xây dựng tuyến đê kiểu mẫu. 

Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT) cũng chọn Hạt Quản lý đê Vinh xây dựng "Hạt Quản lý đê điển hình của tỉnh" và Hạt Quản lý đê Hưng Nguyên (đơn vị có đoạn đê từ K84+500 đến K86+000) đăng ký "Tuyến đê kiểu mẫu" của tỉnh.

Tuyến đê đoạn qua xã Hưng Châu (Hưng Nguyên) được chọn xây dựng tuyến đê kiểu mẫu.

Tuyến đê đoạn qua xã Hưng Châu (Hưng Nguyên) được chọn xây dựng tuyến đê kiểu mẫu. Ảnh: Thanh Lê

Việc xây dựng tuyến đê kiểu mẫu nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ an toàn hệ thống đê điều, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều, xây dựng các tuyến đê đảm bảo xanh, sạch, đẹp… Rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tu dưỡng về phẩm chất, tinh thần của những người làm công tác quản lý đê điều. Bên cạnh đó, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện cho lực lượng tham gia quản lý đê điều, nâng cao hiệu quả công việc. Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp, người dân có liên quan đến đê điều. 

Khi đã đạt được tất cả các tiêu chí và đặc biệt là các công trình đê điều được đảm bảo, sẽ yên tâm trong phòng, chống thiên tai, lụt bão. Bên cạnh đó, giảm thiểu về các vi phạm đê điều và cảnh quan môi trường được cải thiện, rất thiết thực với người dân.

Khó khăn nhất hiện nay để xây dựng tuyến đê kiểu mẫu là nguồn kinh phí; cùng đó là ý thức, nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế, nên việc chấp hành các quy định bảo vệ đê điều chưa cao; công tác quản lý gặp nhiều khó khăn"... 

Hệ thống đê kè chắn sóng đoạn đi qua xã Quỳnh Lập- thị xã Hoàng Mai.

Hệ thống đê kè chắn sóng đoạn đi qua xã Quỳnh Lập- thị xã Hoàng Mai. Ảnh: Thanh Lê

Ông Lê Đình Long - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Nghệ An cho biết: “Từ nay đến năm 2020, Chi cục Thủy lợi sẽ phối hợp hoàn thành tất cả các tiêu chí “tuyến đê kiểu mẫu” đã đăng ký xây dựng. Từ đó, nhân rộng, tạo sức lan tỏa góp phần bảo vệ vững chắc các tuyến đê trên địa bàn tỉnh; phát huy hiệu quả hệ thống đê điều phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Lê Thanh

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.