Nông dân Yên Thành vào vụ chế biến tinh bột nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày này, hàng chục hộ dân xã Liên Thành, huyện Yên Thành đang hối hả vào vụ sản xuất, chế biến tinh bột nghệ cung cấp cho thị trường.

Về Yên Thành trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm nay đến hết tháng 2, tháng 3 âm lịch năm sau, dọc theo đường quốc lộ 7B, đoạn từ Cầu Thông đến làng Liên Trì, xã Liên Thành được chứng kiến không khí lao động hối hả, nhộn nhịp và khẩn trương  của các hộ làm nghề chế biến sản xuất tinh bột nghệ. Máy rửa, máy nghiền và cả máy vắt nghệ hoạt động hết công suất.

nghệ 1
Xã Liên Thành hiện có trên 20 hộ chuyên thu mua, bán buôn sỉ lẻ nghệ tươi, sản xuất và chế biến tinh bột nghệ.

Anh Phạm Xuân Tuấn - một trong những hộ có thâm niên trên 5 năm làm nghề sản xuất chế biến tinh bột nghệ ở đây khẳng định: Để cho ra sản phẩm tinh bột nghệ phải trải qua khá nhiều công đoạn, nhưng đây là nghề dễ làm, tận dụng được thời gian, lao động và đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Mỗi một ngày gia đình làm khoảng 3 tạ nghệ tươi, dân vùng trồng nghệ đem đến tận nơi nhập giá khoảng 800 - 1 triệu đồng/tạ.

Sau khi trải qua các công đoạn như: rửa, xay, vắt, ngâm lóng, sấy, cứ một tạ nghệ tươi cho ra 4 - 5,5 kg nghệ tinh bột. Giá bán thị trường hiện nay dao động từ 350 - 400 ngàn đồng/kg. Là nghề phụ nhưng chế biến tinh bột nghệ đã cho thu nhập chính của nhiều gia đình.

nghệ
 Nhiều hộ đầu tư hàng chục triệu đồng để mua sắm máy móc phục vụ chế biến nghệ.

Trước khi vào vụ sản xuất, các hộ làm nghề ở Liên Thành liên kết với nhau đi khảo sát và ký kết thu mua từ vùng nguyên liệu khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh, đến kỳ thu hoạch đầu tháng 10 có xe vận chuyển về tận nơi, mỗi xe khoảng từ 10 - 12 tấn nghệ tươi.

Hiện tinh bột nghệ được xem như một thảo dược để làm đẹp và chăm sóc sức khỏe cho con người nên được thị trường rất ưa chuộng. Tinh bột nghệ có hai loại, một loại làm từ nghệ vàng thì tinh bột có màu vàng mịn, đẹp. Loại làm từ nghệ đen cho ra sản phẩm tinh bột có màu trắng, giá thấp hơn từ 30 - 50 ngàn đồng/kg so với tinh bột nghệ vàng.

Nghệ tươi sau khi xử lý rửa xay, lóng sẽ cho ra sản phẩm tinh và được sấy khô.
Nghệ tươi sau khi xử lý rửa xay, lóng sẽ cho ra sản phẩm tinh và được sấy khô.

Chị Đặng Thị Hoài Phương - một hộ làm nghề cho biết: Chế biến tinh bột nghệ không khó, nhưng đòi hỏi khá nhiều thời gian. Để tinh bột đạt chất lượng mình phải chọn nghệ làm sao cho có lượng tinh cao, khâu xử lý cũng phải đảm bảo thật sạch sẽ thì sản phẩm làm ra mới đạt chất lượng và màu sắc đẹp. Nghề này rất phù hợp với chị em nông thôn, có thể tranh thủ được thời gian, vừa làm vừa chăm sóc gia đình, mà cũng có thêm thu nhập, mỗi ngày một lao động thu khoảng 200 - 300 ngàn đồng.  

Mặc dầu là nghề tự phát, sản phẩm bán ra chủ yếu là hàng đặt trước hoặc tiếp thị thông qua các trang mạng xã hội nhưng hơn năm qua nghề chế biến sản xuất tinh bột nghệ ở xã Liên Thành đã không ngừng phát triển. Nhiều hộ đã đầu tư từ 30 đến trên 50 triệu đồng để mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị máy móc như rửa vỏ, máy xay nhuyễn, máy vắt, thùng lóng tinh bột, máy sấy. Có thời điểm cung không đủ cầu, vì vậy các hộ đã phải thuê thêm lao động, đẩy nhanh tiến độ sản xuất.

Chuẩn bị nguyên liệu
Trước khi vào vụ sản xuất, các hộ làm nghề ở Liên Thành thu mua chuẩn bị nguyên liệu.

Hiện tại, toàn xã Liên Thành hiện có trên 20 hộ chuyên thu mua, bán buôn sỉ lẻ nghệ tươi, sản xuất và chế biến tinh bột nghệ. Hộ ít làm mỗi ngày làm khoảng 1 tạ, hộ nhiều từ 3, 4 tạ nghệ tươi, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.

Ông Trần Xuân Hương - Phó chủ tịch UBND xã Liên Thành cho biết: Những hộ có đầu tư máy móc thu nhập từ 7 đến trên 10 triệu đồng/tháng. Một năm làm 5 - 6 tháng cũng cho từ 50 đến 60 triệu đồng trở lên. Đây đang là một nghề mở hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động ngay tại địa phương. Vì vậy, Đảng ủy, UBND xã đã có kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốn; chuyển đổi một số diện tích vườn, trồng lúa cao cưỡng sang trồng nghệ để chủ động nguồn nguyên liệu. Đồng thời, đôn đốc các hộ vừa sản xuất nhưng cũng phải xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, có như thế mới phát triển ổn định và bền vững./.

Anh Tuấn - Phan Hiền

(Đài Yên Thành)

tin mới

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.