Tỷ giá tiếp tục tăng mạnh, vàng lặng sóng

Sáng 21/11, các ngân hàng tiếp tục đẩy giá mua bán đôla thêm 50 đồng, có nơi đang bán đồng bạc xanh với giá 22.600 đồng mỗi USD.

Ngân hàng Nhà nước sáng nay công bố tỷ giá trung tâm ở 22.124 đồng, tăng 23 đồng so với ngày cuối tuần. Theo đó, giá trên thị trường đôla ngân hàng cũng tiếp tục đắt thêm.

Như tại Techcombank, Vietcombank, giá mua vào bán ra hiện cao nhất là 22.500-22.600 đồng một đôla, đắt hơn 50 đồng so với cuối ngày 19/11. Còn tại Eximbank, giá bán bằng các ngân hàng trên nhưng mua vào cao hơn 20 đồng khi niêm yết quanh 22.520 đồng.

Tỷ giá ngoài thị trường tự do cũng tăng vài chục đồng sáng nay. Các điểm thu đổi ngoại tệ tại TP HCM cho biết, giá bán USD lúc 10h dao động quanh 22.720 đồng, còn mua vào là 22.650 đồng.

ty-gia-tiep-tuc-tang-manh-vang-lang-song

Giá USD tăng vài chục đồng sáng 21/11. 

Tỷ giá trong nước vọt tăng do sự mạnh lên của đồng đôla Mỹ. Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, đồng đôla liên tục được hỗ trợ và vừa leo lên mức cao nhất 14 năm so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ mạnh. Tính từ ngày 9/11, tỷ giá USD/VND hiện đã tăng hơn 1%. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự đi lên của tỷ giá hiện nay chỉ là tức thời, và trong tầm kiểm soát. Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa phải trực tiếp can thiệp hay áp dụng các biện pháp bình ổn nào nhưng thị trường đã tự điều tiết cung - cầu. 

Ngoài ra, nguồn lực dự trữ ngoại tệ hiện nay của Ngân hàng Nhà nước khoảng 41 tỷ USD, tức tăng lên 6 - 7 lần so với 10 năm trước nên khá dồi dào và có thể can thiệp bất cứ lúc nào. Nhưng nhà quản lý chưa cần đến nguồn lực này, vì cách điều hành tỷ giá trung tâm của Việt Nam đang khá linh hoạt, xoay quanh một rổ các đồng tiền khác, chứ không chỉ một mình USD, nên nó thích ứng nhanh và nhạy.

ty-gia-tiep-tuc-tang-manh-vang-lang-song-1

Giá vàng lặng sóng. 

Trái ngược với sự mạnh lên của đôla Mỹ, giá vàng trong nước sáng nay khá lặng sóng. Mở cửa ngày, mỗi lượng vàng miếng SJC được tập đoàn DOJI công bố 35,68 - 35,82 triệu đồng, gần như không thay đổi so với cuối tuần. Tương tự, tại Công ty Vàng bạc đá quý PNJ, mỗi lượng vàng hiện được mua bán ở 35,69 - 35,89 triệu đồng. 

Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay đang đi lên. Tính đến 9h30 (giờ Hà Nội), mỗi ounce có giá 1.212 USD, tăng gần 5 USD so với mở cửa. Quy ra tiền Việt, mỗi lượng vàng thế giới hiện tương đương 33 triệu đồng. Như vậy, vàng nội vẫn cao hơn ngoại (chưa kể thuế, phí gia công) gần 2,9 triệu đồng mỗi lượng./.

Theo VNE

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.