Chuẩn bị cá phi lê, gà sạch phục vụ tết

(Baonghean.vn) - Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân vào dịp Tết, các làng nghề, chủ trang trại và hộ chăn nuôi ở huyện Diễn Châu, Anh Sơn chủ động sản xuất các mặt hàng sạch, đặc trưng của vùng.

Chuẩn bị nguồn hàng cá phi lê phục vụ thị trường tết ở Diễn Ngọc - Diễn Châu.
Chuẩn bị nguồn hàng cá phi lê phục vụ thị trường tết ở Diễn Ngọc - Diễn Châu.

* 1.500 tấn cá phi lê cung cấp cho thị trường dịp cuối năm

Nghề làm cá phi lê du nhập vào Diễn Ngọc từ năm 2009, đáp ứng tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân và đa dạng sản phẩm làng nghề mang lại thu nhập cao cho bà con ở đây. Hàng năm từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau, cá hổi được bà con ngư dân đánh bắt được rất nhiều. Loại lớn được tiêu thị trên thị trường và xuất khẩu, còn loại nhỏ được các cơ sở thu mua chế biến thành cá phi lê. Cá sau khi được thu mua, được đánh vảy rửa sạch, lược lấy thịt, phần xương còn lại được nhập cho các nhà máy chế biến bột cá.

Tại cơ sở của anh Nguyễn Văn Hùng, hơn 100 công nhân đang tập trung đưa cá vào kho, mổ cá để kịp giao cho một khách hàng ở Đà Nẵng. Anh Hùng cho biết : Ngày cao điểm cơ sở có thể làm tới 3 tấn cá. Cá hổi được mua tại nhiều vùng biển trong và ngoài tỉnh với giá khoảng 13.000 - 15.000 đồng/kg, sau khi lược thịt, bán với giá 43.000 đồng/kg. Cá phi lê được chuyển vào kho cấp đông và được khách hàng về tận nơi lấy để chế biến thành các loại cá tẩm gia vị rất ngon.  

Chuẩn bị nguồn hàng cá phi lê phục vụ thị trường tết ở Diễn Ngọc - Diễn Châu. Nguồn hàng cá phi lê được tách thịt và xương rồi cấp đông cho khách hàng nhập để chế biến.
Nguồn hàng cá phi lê được tách thịt và xương rồi cấp đông cho khách hàng nhập để chế biến.

Diễn Ngọc đã có 7 cơ sở sản xuất cá phi lê, giải quyết việc làm thời vụ cho 800 lao động nữ địa phương với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/tháng. Hiện nay cac cơ sở đang vào vụ sản xuất phục vụ thị trường tết nên cá được thu mua ở nhiều nơi và làm cả ngày đêm. Bà con làng nghề Diễn Ngọc phấu đấu sản xuất 1.500 tấn cá phi lê, đạt giá trị trên 60 tỷ đồng, phục vụ thị trường dịp cuối năm.

* Nuôi gần 7.000 con gà sạch phục vụ tết

a
Nhiều hộ dân ở Anh Sơn đầu tư nuôi gà phục vụ tết.

Gia đình anh Bùi Đăng Thích ở thôn 7 xã Đức Sơn nuôi 3.000 con gà cỏ để phục vụ thị trường. Khu chăn nuôi của gia đình được vệ sinh sạch sẽ, hệ thống máng ăn cho gà và nước uống được bố trí khoa học. Anh Thích chia sẻ: “Để có đàn gà khỏe mạnh, đẹp phục vụ thị trường dịp Tết, gia đình tôi luôn chú trọng quy trình nuôi theo hướng VietGAP, từ khâu chọn giống cho đến khâu chăm sóc. Cùng với đó là nuôi gà theo hình thức thả vườn để chất lượng thịt thơm ngon hơn".

Còn ở xã Cẩm Sơn, mô hình nuôi gà 1.000 của gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn, thôn Hội Lâm đang sinh trưởng khỏe mạnh. Anh Tuấn phấn khởi nói: Hiện tại do chăm sóc tốt nên gà đạt trọng lượng xấp xỉ 1 kg, dự kiến trong 2 tháng nữa gà sẽ đạt từ 1,8-2kg đủ lớn để cung cấp cho thị trường tết. Với giá 90 nghìn/kg, ước tính đàn gà sẽ thu lãi từ 70-100 triệu đồng.

a
Gà sạch ở Đức Sơn - Anh Sơn

Ông Nguyễn Đình Đăng trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Anh Sơn cho biết: Để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng lớn, hiện nay các hộ dân chăn nuôi đã chuyển tập quán chăn nuôi từ nhỏ lẻ, thả rông sang hướng bán chăn thả, trong đó có từ 15-20 mô hình nuôi gà có quy mô từ 1.000 con trở lên.

Riêng dịp Tết Nguyên đán năm 2017, khả năng cung cấp ra thị trường khoảng 5.000 đến 7.000 con gà chất lượng cao. Để nâng cao chất lượng gà đáp ứng thị trường tiêu dùng, huyện cũng chỉ đạo, hướng dẫn các trang trại, hộ dân tăng cường thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. 

                                                      Mai Giang - Huyền Trang

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.