Hơn 1.100 người dân Hưng Nguyên đang bị cô lập hoàn toàn

(Baonghean.vn) - Mặc dù hiện nay trời không còn mưa nhưng diễn biến nước lũ ở Hưng Nguyên, nhất là các xã ngoài đê đang rất phức tạp. Có khoảng 1.100 người dân các xóm ngoài đê đang bị cô lập hoàn toàn.

Ông Đặng Thái Yên - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Lam cho biết: Mặc dù hiện nay trời không mưa song diễn biến nước lũ vẫn đang rất phức tạp, do nước từ thượng nguồn Sông Lam, Sông La (Hà Tĩnh) đổ về làm cho nước hạ lưu sông Lam đang lên cao. Hiện 3/10 xóm ngoài đê của xã đang bị cô lập hoàn toàn, học sinh chưa thể đi học được.

Nước dâng cao khiến 9 xã ngoài đê của Hưng Nguyên đang bị cô lập
Nước dâng cao khiến 9 xóm của các xã ngoài đê của Hưng Nguyên đang bị cô lập

“Do nước lũ đang cao quá lan can cầu Hưng Lam nên chúng tôi phải cắt cử người túc trực 2 đầu làng không cho người dân đi lại. Trước đó, trong ngày 2 ngày 15 &16/10, Ban chỉ huy phòng chống bão lụt tỉnh đã có phương án cho người già, trẻ em sơ tán nên trong đợt mưa lớn không có thiệt hại về người”.

Nhiều ngôi nhà nằm cạnh đê Tả Lam thuộc xóm 7 xã Hưng Lợi cho đến thời điểm hiện tại vẫn ngập sâu trong nước. Ảnh: TT
Nhiều ngôi nhà nằm cạnh đê Tả Lam thuộc xóm 7 xã Hưng Lợi cho đến thời điểm hiện tại vẫn ngập sâu trong nước. Ảnh: TT

Theo ông Ngô Phú Hàn - Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong các ngày 14, 15 tháng 10, trên địa bàn huyện xảy ra mưa rất to gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp. Mặc dù UBND huyện đã triển khai các phương án phòng chống thiên tai theo công điện chỉ đạo của cấp trên, tuy nhiên do mưa lớn trên diện rộng kết hợp nước sông Lam đang lên nhanh đã gây thiệt hại khá nặng trên địa bàn và đã có 1 người thiệt mạng.

Vào lúc 8 giờ sáng 17/10, tại đồng Biền Làn, anh Nguyễn Văn Ngọc (sinh năm 1974) ở xóm Yên Trung - xã Hưng Thịnh bị đuối nước.

Nước ngập băng cầu
Nước ngập băng cầu dân sinh

Ông Hoàng Đức Ân - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết, đến thời điểm này, thống kê sơ bộ đã có 155 ha lúa  mùa muộn bị mất trắng do đổ, ngập. Ngoài  ra, có 65 ha bí, 150 ha ngô 225 ha rau màu, 5 ha chanh cam bị ngập nặng, thiệt hại trên 70%. Số gia cầm trên 21 ngày tuổi bị chết và lũ cuốn trôi là 3.500 con. Về thủy sản, có 300 ha cá vụ 3 và  355 ha cá chuyên canh thiệt hại trên 70%.

Mưa lớn những ngày qua cũng làm sạt lở núi tại xã Hưng Yên Nam dài 200 m có nguy cơ ảnh hưởng tới 30 hộ dân sinh sống dưới núi. Các công trình như: tràn cầu Thạch Tiền tại xã Hưng Yên Nam; đường Nguyễn Văn Trỗi đoạn qua xã Hưng Yên Nam dài 100m bị sạt lở gây hư hỏng nặng; cầu xóm Đại Huệ xã Hưng Tây bị sập…

Ông Hoàng Đức Ân - Trưởng phòng nông nghiệp huyện cho biết nếu nước tiếp tục dâng cao, bão số 7 vào chắc chắn phải sơ tán dân
Ông Hoàng Đức Ân - Trưởng phòng nông nghiệp huyện cho biết nếu nước tiếp tục dâng cao, bão số 7 vào nguy cơ phải sơ tán dân khu vực ngoài đê.

Ngoài ra, kênh mương tưới tiêu cấp 1, cấp 2 bị sạt lở hư hỏng ở nhiều xã hơn 10 km; sạt lở đất bờ sông tại xã Hưng Lam với chiều dài 800 m. Nhiều tuyến đường bị ngập và hư hỏng nặng với chiều dài hơn 5 km.

“Hiện tại nước đang ngập sâu nên còn nhiều thiệt hại chúng tôi chưa đánh giá hết. Nước lũ đang tiếp tục tràn qua đê chảy xuống đường. Nguy hiểm là đang có 9 xóm của các xã ngoài đê như Hưng Lam, Hưng Long, Hưng Nhân, Hưng Châu, Hưng Lợi, Hưng Lĩnh,... với 1.100 người đang bị cô lập và 20 xóm đang bị ngập nặng. Nếu bão số 7 vào nguy cơ phải sơ tán toàn bộ dân ngoài đê”, ông Hoàng Đức Ân cho biết thêm./.

Thu Huyền

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.