Sông ngầm dưới đập phụ thủy lợi bản Mồng là hang cac xtơ

(Baonghean.vn) - Hiện tượng nước chảy bất thường ở kênh tiêu đập phụ Châu Bình không phải là sông ngầm mà là hiện tượng hang cacxtơ, đã phát được phát hiện từ trước và nằm trong tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Ngày 8/9, Báo Nghệ An điện tử đăng bài “Phát hiện sông ngầm dưới đập phụ thủy lợi lớn nhất Bắc Trung bộ”. Dự án kênh tiêu đập phụ Châu Bình nằm trong dự án lớn của công trình thủy lợi - thủy điện Bản Mồng đang có nhiều dấu hiệu bất thường, người dân cho rằng có sông ngầm, nước chảy mạnh. Báo Nghệ An trao đổi với các cơ quan chức năng để làm rõ hơn về vấn đề này.

1
Ông Đinh Trí Lam, Phó Ban quản lý dự án Hồ chứa nước bản Mồng.

Ông Đinh Trí Lam, Phó Ban quản lý dự án Hồ chứa nước bản Mồng cho biết: Hồ chứa nước bản Mồng là công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh, được xây dựng trên địa bàn 2 xã: Châu Bình (Quỳ Châu) và Yên Hợp (Quỳ Hợp), với tổng mức đầu tư gần 4.500 tỷ đồng. Công trình này cấp nước tưới cho 18.871 ha ven sông Hiếu, trong đó tưới tự chảy 2.713 ha, cấp nước cho sông Cả về mùa kiệt khoảng 22m³/s. 

Lý giải về vấn đề nước chảy xuyên xuống mương nước, ông Đinh Trí Lam cho rằng: Trong quá trình khảo sát thiết kế đã phát hiện một số vị trí có hang cacxtơ, theo thiết kế thì nước từ kênh tiêu sẽ chảy ra sông Hiếu, tuy nhiên nước lại chảy xuyên xuống hang cac xtơ không ra sông Hiếu.

Đây chỉ là hiện tượng địa chất không gây ảnh hưởng đến công trình xây dựng, trong quá trình khảo sát thiết kế chúng tôi đã tính trước và lường các sự việc.

Hơn nữa đây là kênh tiêu thì không cần phải khắc phục hang  cac xtơ, nếu sau này kênh tiêu Châu Bình ngăn nước để phục vụ tưới tiêu thì có thể lấp các lỗ rò rỉ xuống hang cac xtơ là được. Còn nói phía dưới có dòng sông ngầm là chưa có cơ sở, điều này cần phải có sự vào cuộc của các nhà khoa học.

Ông Nguyễn Như Dũng, cán bộ kỹ thuật Công ty CP tư vấn thiết kế hạ tầng cơ sở - Chủ nhiệm công trình tư vấn thiết kế dự án thủy lợi Bản Mồng cho biết thêm: Quá trình khảo sát địa chất để thiết kế kênh tiêu Châu Bình thì chưa phát hiện được các hang cacxtơ, do lỗ khoan chưa đủ độ sâu (theo thiết kế chỉ khoan sâu hơn lòng kênh từ 2-3 mét), tổ chức khoan 40 mũi/8,1 km kênh tiêu Châu Bình.

1
Có 3 vị trí hang các xtơ được phát hiện tại 3 điểm thi công cầu trên kênh tiêu Châu Bình

Tiếp đó, quá trình khảo sát địa chất để thiết kế 6 cây cầu trên kênh tiêu Châu Bình đơn vị tư vấn đã phát hiện được 3 vị trí có hang cát tơ, trong đó 2 hang khô nước, 1 hang có nước. Để khắc phục được tình trạng trên cần phải thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất hiện đã biết được đầu vào của hang catxtơ là các lỗ nước chảy xuống. Vấn đề đặt ra là cần phải tìm được cửa hang, thực tế tìm cửa hang  các xtơ rất khó, hang này có thể chạy ngoằn ngoèo đổ nước ra khe suối hoặc sông Hiếu, cũng có thể chạy ngược vào một hang động ở núi nào đó rồi chảy ra sông. Vì vậy cần phải tổ chức khoan thăm dò có độ sâu hơn để đánh giá tổng thể và tìm cửa ra của hang cát tơ để xử lý.

1
Một số vị trí lòng kênh tiêu Châu Bình phát hiện hang cát tơ

Ông Nguyễn Quang Hòa, giám đốc Trung tâm ứng dụng và KHKT và công nghệ thủy lợi Nghệ An trao đổi: Trước khi xây dựng dự án thủy lợi Bản Mồng, Bộ nông nghiệp đã giao cho Đại Học thủy lợi chịu trách nhiệm khảo sát, đánh giá địa chất các tuyến của công trình này, đặc biệt cảnh giác các hang động cacxtơ, vì địa bàn miền núi. Vấn đề thi công công trình này đã phát hiện ra các hang cac xtơ thì đều nằm trong tầm kiểm soát của ngành liên quan.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc sở nông nghiệp và PTNN cho hay: Vấn đề  thi công kênh tiêu Châu Bình chúng tôi đã biết địa tầng có hang cát tơ cục bộ. Vì vậy quá trình thi công các cây cầu, trong đó có 3 cây cầu có vị trí hang cxtơ, chúng tôi chỉ đạo đơn vị thi công đóng cọc nhồi bê tông đảm bảo chất lượng công trình. Hiện tại chúng tôi đang tiếp tục khảo sát, kiểm tra để có biện pháp xử lý an toàn cho công trình này.

Hang Cacxtơ là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn. Sự xói mòn không phải do cơ chế lực cơ học, mà chủ yếu là do khí điôxít cacbon (CO2) trong không khí hòa tan vào nước, cộng với các ion dương của hyđrô (H+) tạo thành axít cacbonic. Axít cacbonic là thủ phạm chính trong quá trình ăn mòn đá vôi. Sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hóa cac xtơ là các hang động với các nhũ đá, măng đá, sông suối ngầm,...

Văn Trường

tin mới

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

(Baonghean.vn) - Tháng Năm, những bông sen vươn mình lên khỏi mặt nước, bung mình khoe sắc, toả ngát hương thơm. Thời điểm này, nông dân tất bật vào mùa thu hoạch hoa sen, phục vụ du khách về thăm quê Bác, nhập cho các thương lái trong và ngoài tỉnh…

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cùng với phát triển vùng nguyên liệu tre, mét giai đoạn 2021-2025, nhiều bản làng trên địa bàn huyện Tương Dương còn phục tráng rừng mét bản địa, tạo hiệu quả “kép”, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo sự đoàn kết trong xây dựng các phong trào ở thôn bản.