Làng nghề mộc Giáp Quán - nơi thổi hồn sản phẩm gỗ

(Baonghean.vn) - Làng nghề mộc Giáp Quán, xã Mỹ Thành là một trong những làng nghề “bạc tỷ” ở Yên Thành; đạt doanh thu trên 8 tỷ đồng/năm.

Mặc dù, nghề mộc làng Giáp Quán có từ lâu đời, trải qua bao thăng trầm, từ năm 200 đến nay,  làng nghề được khôi phục trở lại và phát triển mạnh mẽ. 

Phát triển nghề mộc truyền thống của gia đình, anh Hồ Sỹ Hoàng, làng Giáp Quán, xã Mỹ Thành đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mua thêm dàn máy đa năng, các trang thiết bị phục vụ sản xuất. Anh còn thường xuyên cập nhật các mẫu mã sản phẩm mới. 

1

Nhiều hộ gia đình ở làng Giáp Quán đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc, phục vụ nghề đã nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm bớt thời gian lao động.

Anh Hoàng cho biết: “Mặt hàng của chúng tôi thường được nhập ở các huyện lân cận: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, mỗi tháng khoảng 150 bộ; thu lãi về khoảng 6 – 7 triệu đồng”.

Anh Hồ Sỹ Quý - Làng nghề mộc Giáp Quán, Mỹ Thành, Yên Thành cho biết: Nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng, các loại đồ mộc cao cấp, gường tủ ...  nên những năm gần đây, chúng tôi không chỉ sống được nhờ nghề mà còn tạo việc làm cho 2 – 3 lao động; thu nhập đạt khoảng trên 80 triệu đồng/ năm.

2
Ngoài các khâu đục đẽo, chạm khắc bằng máy thì khâu đánh rám vẫn được duy trì thủ công, lao động nữ cũng có thể làm việc, lương tháng cũng xấp xỷ 3 – 4 triệu đồng/tháng

Làng Giáp Quán, xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành hiện có 40/103 hộ dân vẫn giữ nghề, với hơn 100 lao động làm nghề mộc. Sản phẩm mộc dân dụng chủ yếu được làm từ nguồn nguyên liệu gỗ tạp sẵn có tại địa phương như: Tràm, Bạch Đàn, Xoăn Đâu; nên giá thành cũng khá rẻ. Đồ mộc cao cấp của làng Giáp Quán cũng nức tiếng gần xa bởi được làm bởi những người thợ khéo léo, dạn dày kinh nghiệm. Bởi vậy, sản phẩm của làng nghề Giáp Quán, từ mộc dân dụng đến đồ gỗ cao cấp, ngày càng được thị trường ưa chuộng.

Bình quân thu nhập mỗi tháng của một thợ mộc làng nghề khoảng 10 triệu đồng. Tổng doanh thu của làng nghề Mộc Giáp Quán đạt trên 8 tỷ đồng/năm, chiếm 2/3 tổng thu nhập xã hội của làng. Nghề mộc đã thay đổi đời sống người dân làng Giáp Quán, với  trên 80% số hộ khá, giàu.

c
Đồ mộc cao cấp của làng Giáp Quán cũng nức tiếng gần xa bởi được làm bởi những người thợ khéo léo, dạn dày kinh nghiệm

Ông Nguyễn Vĩnh Hội - Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Thành, Yên Thành cho biết: Sau khi được công nhận làng nghề (năm 2015), Đảng ủy, UBND xã định hướng thành lập HTX đảm bảo các yếu tố cho phát triển làng nghề. Đồng thời, chúng tôi tiếp tục vận động tuyên truyền nhân dân, đầu tư, nâng cao chất lượng và phát triển làng nghề trong thời gian tới.

 Anh Tuấn - Phan Hiền

Đài Yên Thành

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.