Doanh nghiệp Việt yếu thế trong kết nối cung - cầu

Nhà sản xuất và nhà phân phối vẫn chưa thực sự có tiếng nói chung để thực hiện tốt việc kết nối cung - cầu hàng hóa.

Hiện nay, thị trường ngày càng có nhiều nhà phân phối, hệ thống phân phối cả ngoại và nội. Tuy nhiên, giữa nhà sản xuất và nhà phân phối vẫn chưa thực sự có tiếng nói chung để thực hiện tốt việc kết nối cung - cầu hàng hóa. Doanh ngiệp vẫn còn yếu thế khi muốn đưa hàng hóa vào các kênh phân phối.

Cơ sở sản xuất Ngọc Uyên, thuộc Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất thanh long Hàm Kiệm (Bình Thuận) là một trong những cơ sở sản xuất rượu vang thanh long đầu tiên tại địa phương này. Sản phẩm đã được đăng ký chất lượng và bản quyền. 

Việc đưa hàng hóa vào siêu thị của các doanh nghiệp Việt còn gặp nhiều trở ngại. (Ảnh minh họa: Internet)
Việc đưa hàng hóa vào siêu thị của các doanh nghiệp Việt còn gặp nhiều trở ngại. (Ảnh minh họa: Internet)

Tuy nhiên, bà Hồ Thị Bạch Hoàng, Giám đốc cơ sở này cho biết, sản phẩm từ khi ra đời đến nay, dù được khách hàng ưa chuộng nhưng do thiếu kênh phân phối, chỉ có mặt tại một số trạm dừng chân và giới thiệu tại các khu resort, chưa tiếp cận được với đông đảo người tiêu dùng.

“Ở những trạm dừng chân, sản phẩm của công ty không quản lý được giá. Đối tác phân phối thấy sản phẩm không cùng loại nên cho nhập vào nhưng quyết định mức giá khác nhau. Nếu đưa được sản phẩm vào siêu thị nhiều khả năng sản phẩm sẽ có giá tốt hơn vì dù sao siêu thị cũng có barem giá”, bà Hoàng phân trần.

Còn bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Việt Herbs cho biết, đường đi tìm kênh phân phối cho mặt hàng của công ty còn quá gian nan. Các sản phẩm của doanh nghiệp này là những loại trà thảo dược từ lạc tiên, trái nhàu núi, trà gừng Nhật Bản… đều có lợi cho sức khỏe.

Công ty Việt Herbs cũng đã từng gửi hồ sơ sản phẩm cho nhiều chuỗi siêu thị, sau đó phải chờ cả tháng trời mà câu trả lời là bị từ chối. Tuy nhiên, điều mà bà trăn trở là siêu thị từ chối mà không cho doanh nghiệp này biết nguyên nhân vì sao, rồi những điều kiện để đáp ứng điều kiện vào siêu thị cũng không tiết lộ.

Theo bà Nga, để sản xuất những sản phẩm trà thảo dược, doanh nghiệp đang bước đầu liên kết với Hiệp hội Dược liệu Việt Nam, Hiệp hội Trang trại TP HCM liên kết với nhà trồng trọt để làm ra nguyên liệu để bảo đảm chất lượng cho sản phẩm của mình.

“Thực tế sản phẩm nông nghiệp nhiều khi không thể kiểm soát được hết việc thực hiện đúng theo quy trình sản xuất. Do đó, công ty ký hợp đồng với công ty quản lý trồng trọt, đơn vị cung cấp và sản xuất con giống để họ kiểm soát được chất lượng, sau đó họ thu mua lại của nông dân. Liên kết này tỏ ra bền chặt hơn vì có doanh nghiệp thay mặt nhà phân phối trực tiếp quản lý quy trình sản xuất của người nông dân”, bà Nga cho biết.

Cơ sở sản xuất Ngọc Uyên và Công ty CP Việt Herbs chỉ là hai trong hàng nghìn nhà sản xuất đang loay hoay tìm kênh phân phối để đưa sản phẩm ra thị trường, đặc biệt là vào hệ thống phân phối ngoại. Mặc dù sản phẩm có nhiều mới lạ và độc đáo, nhưng để đến với người tiêu dùng rộng rãi thì con đường còn dài.

Theo thống kê của Câu lạc bộ doanh nghiệp cung cấp hàng cho siêu thị, tổng chiết khấu của các hệ thống bán lẻ Việt Nam cao nhất là 10%, nhưng tất cả hệ thống bán lẻ nước ngoài là từ 10% -30%. Nhưng thực tế phản ánh của các doanh nghiệp thì hiện mức chiết khấu trung bình ở các siêu thị là dao động từ 20% -  25%. Dù với mức chiết khấu cao, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cố gắng xếp hàng để vào siêu thị cũng là lí do để siêu thị củng cố quyền lực của mình.

Vì vậy, theo bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó TGĐ Công ty CP Sài Gòn Food, các doanh nghiệp nhỏ lẻ tự đàm phán với các nhà phân phối, nhất là các siêu thị ngoại là một sự lựa chọn sai lầm. Cần phải hợp tác, phải liên kết với nhau thông qua đơn vị trung gian. Nhà nước cần có sự hỗ trợ và định hướng, còn các doanh nghiệp nhỏ phải liên kết lại với nhau, để đàm phán với các siêu thị ngoại để đỡ bị chèn ép cao về mức chiết khấu.

“Nhà nước cần tổ chức thêm các hội thảo liên kết, chia sẻ thông tin để các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ biết được mình được mình đang ở đâu, các siêu thị hiện nay đang cần những gì, phải nâng cao khả năng đàm phán với các siêu thị lớn. Hiện nay, việc các đơn vị nhỏ đi đàm phán với các siêu thị lớn là hình thức đơn phương độc mã”, bà Lâm chia sẻ.

Theo nhiều ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội, để giải quyết bài toán cung cầu hàng hóa, nhà nước cần nhanh chóng đầu tư mở rộng  phát triển hệ thống phân phối, đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại nội địa, tạo điều kiện cho hàng Việt phát triển.

Cơ quan quản lý cần đưa ra chính sách phù hợp, quy định chung về việc tăng mức chiết khấu hàng năm của nhà phân phối, đồng thời tạo cầu nối cho doanh nghiệp không cùng ngành có thể liên kết để cùng thực hiện các chương trình đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng.

Có như vậy, doanh nghiệp Việt mới không bị “lép vế” trước cơn lốc hàng ngoại trong các siêu thị hiện nay./.

 Theo VOV

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.