Đô Lương cần chọn mũi kinh tế trọng tâm để đột phá

(Baonghean) - Thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động hiệu quả mọi khả năng, nguồn lực nhân dân nhằm tăng tốc trong xây dựng nông thôn mới, nhân nhanh các mô hình kinh tế hiệu quả và đẩy mạnh thu hút đầu tư là những định hướng đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường gợi mở cho Đô Lương trong chuyến thăm và làm việc mới đây tại địa phương này...  

Trăn trở về sự đi lên của huyện Đô Lương, trong chuyến thăm và làm việc ngày 18/8 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường khẳng định lợi thế của Đô Lương chỉ đứng sau TP. Vinh, bởi Đô Lương có bề dày truyền thống lịch sử, đất đai trù phú, có nhiều người đỗ đạt, và cũng là nơi đang được tập trung đầu tư trong thời gian gần đây với sự cải thiện cơ sở hạ tầng, sự có mặt của một số nhà máy lớn. Bởi vậy, Đô Lương cần phải phát huy để tăng tốc.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh, ba yếu tố quan trọng quyết định sự tăng tốc đó chính là sự đoàn kết cộng sự trong cán bộ, nhân dân, phát động phong trào thi đua ở cơ sở và phải tạo được các cơ chế, chính sách phù hợp với địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường thăm mô hình bưởi Diễn của ông Đào Duy Bảy ở xã Giang Sơn Đông (Đô Lương).
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường thăm mô hình bưởi Diễn của ông Đào Duy Bảy ở xã Giang Sơn Đông (Đô Lương).

Trong thời gian tới, Đô Lương cần xác định một số vấn đề thật trọng tâm để thực hiện thật hiệu quả nhằm tạo dựng niềm tin trong nhân dân, để dân thấy được sức mạnh của đội ngũ cán bộ. Đặc biệt chú trọng tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xã hội hóa một số lĩnh vực như văn hóa, y tế. Có như vậy Đô Lương mới rút ngắn được con đường đến đích cuối cùng vào cuối nhiệm kỳ 2015 - 2020 để trở thành một trong những huyện khá nhất của tỉnh.

Nhân nhanh các mô hình kinh tế 

Là huyện đồng bằng bán sơn địa, một trong những trọng tâm được Đô Lương chú trọng thực hiện đó chính là sản xuất nông nghiệp. Việc hình thành được cánh đồng giống, cánh đồng lúa chất lượng cao, xây dựng 90 trang trại, 176 gia trại kinh tế vườn đồi là những minh chứng sinh động cho sự chuyển mình của lĩnh vực nông nghiệp của Đô Lương. Với sự năng động, sáng tạo của chính người nông dân, nhiều giống cây trồng đã khẳng định thế mạnh hiệu quả trên đồng đất của huyện. Tuy nhiên, những mô hình như thế chưa nhiều và chưa mang “dấu ấn” của vai trò Nhà nước trong định hướng phát triển về lâu dài. 

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường, để có thể đi nhanh hơn trong sản xuất nông nghiệp, Đô Lương cần tập trung nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả như bưởi Diễn, mía ép ở Giang Sơn Đông cho thu 100 triệu/ha mỗi năm và một số giống cây trồng hiệu quả khác. Tỉnh và ngành Nông nghiệp - Phát triển nông thôn có thể hỗ trợ cùng huyện xây dựng mô hình điểm để tạo các điểm sáng.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường và lãnh đạo một số sở, ngành, huyện Đô Lương khảo sát vùng đất bãi Dộp.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường và lãnh đạo một số sở, ngành, huyện Đô Lương khảo sát vùng đất bãi Dộp.

Cùng với định hướng nhân rộng các mô hình hiệu quả, hiện Đô Lương có đề xuất xây dựng vùng trồng màu trên diện tích 150 ha vùng bãi Dộp thuộc xã Đại Sơn. Đây là vùng đất pha cát nhưng hiện chưa thể sản xuất do không chủ động về nguồn nước nên năng suất một số cây trồng ở đây rất thấp. Để có thể tạo được vùng màu hiệu quả trên đồng đất bãi Dộp, theo ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Đô Lương phải quy hoạch dồn điền đổi thửa, khảo sát kỹ nguồn nước ngầm, lên phương án lựa chọn giống cây trồng phù hợp trình sở để tham mưu UBND tỉnh đề xuất phương án kéo đường điện, xây dựng bể tưới để có thể hình thành cánh đồng màu trên vùng đất này.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư

Với lợi thế giao thương thuận lợi, nơi có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như QL7, QL15, QL46, đường nối N5 - Hòa Sơn, những năm gần đây, trên địa bàn Đô Lương đã có sự xuất hiện của một số dự án quan trọng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng như nhìn nhận của lãnh đạo huyện, thì công tác thu hút đầu tư còn chậm, chưa có điểm nhấn. Công tác xử lý thu hồi các dự án đã được giao đất không phát huy hiệu quả, thiếu kiên quyết. Đơn cử như dự án suối nước khoáng nóng ở Giang Sơn được khởi động cách đây 13 năm, qua 1 số chủ đầu tư và từ năm 2011 đã được giao cho  Công ty Hà An, tuy nhiên đến nay vẫn dậm chân tại chỗ. Hiện, huyện Đô Lương kiến nghị UBND tỉnh rút giấy phép của công ty này để huyện có cơ hội kêu gọi các nhà đầu tư khác. Nếu được triển khai, dự án sẽ là một trong những điểm nhấn của tuyến du lịch tâm linh sinh thái kết nối khu di tích lịch sử Truông Bồn, đền Quả Sơn trong nội huyện và tuyến du lịch Vinh - Khu  Di tích Kim Liên - Đô Lương - Cột mốc số 0 Tân Kỳ - và du lịch sinh thái cộng đồng Pù Mát của tỉnh.

Truông Bồn - một điểm đến không thể thiếu khi du khách về với Đô Lương.
Khu Di tích lịch sử Truông Bồn - một điểm đến không thể thiếu khi du khách về với Đô Lương.

Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh và các ngành liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch, Đô Lương cần chú trọng tập trung kêu gọi các nhà đầu tư vào các cụm công nghiệp như Lạc Sơn, Thượng Sơn, dành một số vị trí có giá trị sinh lợi cao để phát triển thương mại - dịch vụ, như các dự án: Khu đô thị Cầu Tiên, khu trung tâm hội nghị, khu siêu thị nhà hàng khách sạn, chợ trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí ở Đông Sơn, kêu gọi xã hội hóa 1 số công trình văn hóa như đền Quả Sơn. 

Xây dựng thương hiệu sản phẩm

Đô Lương được nhiều người biết đến với nhiều sản vật như bánh đa, giò chả, kẹo lạc, chè xanh Thống Nhất ở Đông Sơn, thịt me Nam Sơn... Tuy nhiên qua nhiều năm, những sản vật này chưa thể vươn tầm, chỉ có thể đến một số thị trường nhỏ một cách tự phát, manh mún. Nguyên nhân do huyện chưa thực sự quan tâm đến câu chuyện xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hay ứng dụng các khoa học công nghệ trong sản xuất, gieo trồng. 

Bánh đa Đô Lương được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, đem lại cuộc sống ổn định cho người làm nghề.
Bánh đa Đô Lương được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, đem lại cuộc sống ổn định cho người làm nghề.

Theo ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, để có được sản phẩm mang tính chất riêng thì Đô Lương cần phát huy lợi thế vị trí địa lý, tạo liên kết vùng trong tiêu thụ sản phẩm, xác định một số sản phẩm chủ lực để xây dựng thương hiệu như các loại cây có múi như bưởi Quang Tiến, bưởi Diễn, chanh không hạt, chuối tiêu hồng. Dự định cho chiến lược xây dựng sản phẩm mang thương hiệu Đô Lương, ông Ngọc Kim Nam - Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho biết: trong thời gian tới đây, huyện có kế hoạch lựa chọn 4 - 5 sản phẩm có tiếng để xây dựng vùng trọng điểm kinh tế như lúa chất lượng cao ở Hòa Sơn, rau an toàn vùng bãi bồi ven sông, phục hồi thương hiệu me Nam Sơn, tơ tằm Đặng Sơn, chuyển đổi nhiều vùng đất cao cưỡng sang trồng ngô phục vụ cho chăn nuôi bò sữa của Nhà máy TH, mở rộng quy mô trồng mía để ép nước ở Giang Sơn và đa dạng hóa sản phẩm của làng nồi đất truyền thống Trù Sơn...

An Nhân

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.