Sâu cuốn lá đang hoành hành trên nhiều diện tích lúa hè thu

(Baonghean.vn) - Do thời tiết diễn biến thất thường, những ngày qua trên diện tích lúa hè thu ở nhiều địa phương đã xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại với mật độ cao.

Tại Thanh Chương, đến thời điểm nay toàn huyện đã gieo cấy đạt kế hoạch đề ra với 5.000ha. Hiện lúa đang ở thời kỳ hồi xanh đến đẻ nhánh. Tuy nhiên, trên những diện tích gieo cấy sớm, sâu non và sâu cuốn lá đang phát sinh và gây hại trên diện rộng ở 1 số xã như Đồng Văn, Thanh Lĩnh, Thanh Đồng, Thanh Yên…, mật độ sâu phổ biến từ 15-30 con/m2, nơi cao là 50-70con.m2, sâu chủ yếu là sâu non tuổi 2-3.

sâu
Sâu non và sâu cuốn lá đang phát sinh và gây hại trên diện rộng - Ảnh Hữu Thịnh 

Theo thống kê, toàn huyện có khoảng 500 ha lúa bị nhiễm, trong đó có khoảng 200 ha nhiễm cần tập trung phòng trừ ngay.

Dự báo trong thời gian tới sâu non lứa 4 sẽ tiếp tục gây hiện tượng trắng lá, một số diện tích có mật độ sâu cao sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa nếu không được phòng trừ kịp thời. Vì vậy để hạn chế đến mực thấp nhất thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra, huyện đã chỉ đạo bà con nông dân tích cực phòng trừ sâu cuốn lá bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Virtako 40 WG, Clever 159SC, 300WG, Takumi 20WG…theo liều khuyến cáo, thời gian phun trừ tốt nhất từ ngày 28/6 đến ngày 3/7/2016.

Cán bộ Trạm BVTV Huyện Nam Đàn kiểm tra tình hình sâu cuốn lá gây hại trên lúa.
Cán bộ Trạm BVTV huyện Nam Đàn kiểm tra tình hình sâu cuốn lá gây hại trên lúa.- Ảnh: Hồng Sương

Tại Nam Đàn, theo thống kê của Trạm BVTV huyện, đến thời điểm này, toàn huyện có trên 600 ha lúa bị nhiễm sâu cuốn lá, trong đó có 72,5 ha bị nhiễm nặng, tập trung ở các xã: Nam Tân, Nam Lộc, Nam Hưng, Nam Thái với mật độ sâu phổ biến từ 30-25 con/m2, nơi cao 100-150 con/m2, sâu chủ yếu ở giai đoạn trứng, sâu non tuổi 1-2.

Tại Diễn Châu, trên địa bàn huyện có 1.829 ha lúa hè thu bị nhiễm sâu cuốn lá lứa 1, trong đó có 552 ha lúa có mật độ sâu từ 50 đến 150 con/m2, diện tích còn lại dưới 50 con/m2. Những ruộng bị nhiễm sâu cuốn lá mật độ cao trên 50 con/m2, nếu không phòng trừ kịp sẽ dẫn đến lúa chậm thời gian sinh trưởng từ 3-5 ngày so với bình thường, nhất là giai đoạn đẻ nhánh như hiện nay.

Bà con nông dân tiến hành phun thuốc phòng trừ.
Bà con nông dân tiến hành phun thuốc phòng trừ. Ảnh: Hồng Sương

Ngành nông nghiệp Diễn Châu khuyến cáo bà con nông dân phải phun phòng kịp thời bằng các loại thuốc Amate, Clever. Sau khi phun thuốc phải bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách đảm bảo nước tại chân ruộng, bổ sung thêm 3 kg đạm u rê, 3 kg ka ly/sào để giúp lúa sinh trưởng kịp thời, không ảnh hưởng đến năng suất sau này.

Dự báo thời gian tới, sâu non lứa 4 tiếp tục phát sinh gây hại trên diện rộng, nếu không phòng trừ kịp thời thì dễ dẫn đến “cháy lá”. Trước tình hình đó, Trạm BVTV các huyện đã cử cán bộ xuống tận cơ sở, trực tiếp hướng dẫn bà con phun trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu, với quyết tâm ngăn chặn khống chế kịp thời, không để sâu cuốn lá lây lan ra diện rộng.                                                              

Nhóm CTV

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.