Quảng Bình: Một số loài thuỷ sản gần như bị tuyệt chủng vì Formosa

Ngày 4.7, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, đã ban hành quyết định thành lập Hội đồng đánh giá thiệt hại sự cố môi trường biển tỉnh Quảng Bình gồm 22 thành viên.

Ảnh minh họa
Cá chết ở Quảng Trạch - Quảng Bình. Ảnh minh họa

Hội đồng do ông Trần Tiến Dũng - Phó chủ tịch UBND tỉnh - làm Chủ tịch Hội đồng với nhiệm vụ đánh giá chính xác giá trị thiệt hại sau sự cố môi trường biển do Formosa gây ra trên tất cả các lĩnh vực, từ đó đề xuất giải pháp tổng thể để khôi phục sự cố và ổn định sản xuất phù hợp với quy định và thực tế ở các địa phương.

Hội đồng có quyền yêu cầu, kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, ngành liên quan nhằm triển khai thực hiện đánh giá thiệt hại đảm bảo chính xác, công bằng, công khai, minh bạch theo đúng quy định của Nhà nước. 

Cùng ngày, UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã tổ chức họp bàn đánh giá thiệt hại do Cty Formosa Hà Tĩnh gây ra và bàn các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Theo báo cáo mới nhất, tính đến hết tháng 6.2016 toàn tỉnh Quảng Bình thiệt hại hơn 2.648 tỉ đồng.

Trong đó lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, kinh doanh thủy sản và nghề muối thiệt hại 1.255 tỉ đồng và mức độ thiệt hại sẽ còn tăng trong thời gia tới, cụ thể dự kiến đến hết năm 2016 là 2.300 tỉ đồng.

Thiệt hại về du lịch gần 1.393 tỉ đồng và dự kiến đến hết năm 2016 thiệt hại 1.670 tỉ đồng.

Theo báo cáo, thiệt hại về môi trường và nguồn lợi thủy sản là hết sức to lớn, trong đó môi trường sống của các loại thủy hải sản bị phá hủy, có một số loài thủy sản gần như tuyệt chủng và sản lượng khai thác thủy sản giảm từ 40 đến 60%.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài, hậu quả do Formosa gây ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng và sâu rộng đến đời sống, tâm lý của từng người dân trong tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cũng yêu cầu đánh giá thiệt hại chính xác, đúng luật và công bằng cho người dân; việc đánh giá thiệt hại không chỉ đến cuối năm 2016 mà cần đánh giá đến cả những năm tiếp theo và lâu dài; yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện hỗ trợ khẩn cấp cho người dân, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan khẩn trương xác định mức độ an toàn của nước biển từ bờ trở ra 20 hải lý đã sạch hay chưa và được khai thác trở lại an toàn chưa, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể cho ngư dân và người dân địa phương.

Theo Lao động

tin mới

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.