Mỗi năm Nghệ An sử dụng trên 500 tấn thuốc bảo vệ thực vật

(Baonghean.vn) - Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt Bảo vệ thực vật Nghệ An (BVTV), mỗi năm Nghệ An sử dụng lượng thuốc BVTV ước tính trên 500-700 tấn; lượng bao bì, chai lọ thải ra môi trường cần xử lý khoảng 50- 70 tấn. Đặc biệt, người dân chủ yếu đang vứt bao bì thuốc BVTV tự do trên đồng ruộng (chiếm 51,5 %) và vứt vào các bãi rác sinh hoạt.

Do địa bàn phức tạp, thời tiết diễn biến thất thường, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch hại cây trồng nên nông dân thường phải sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh gây hại. Xã Quỳnh Lương có 215 ha chuyên sản xuất rau màu quanh năm. Bình quân mỗi ngày, nông dân địa phương bán ra thị trường từ 45 -55 tấn rau các loại, tổng sản lượng đạt gần 20.000 tấn/năm. Với diện tích sản xuất lớn, theo đó, người dân sử dụng một khối lượng thuốc bảo vệ thực vật không nhỏ.

Nông dân Thị trấn Hưng Nguyên phun thuốc trừ sâu cho mạ
Nông dân Thị trấn Hưng Nguyên phun thuốc trừ sâu cho mạ

Chị Bùi Thị Phượng nông dân xã Quỳnh Lương chia sẻ: “Gia đình tôi làm 4 sào đất màu sản xuất quanh năm với đủ loại rau củ như xu hào, cà rốt, xúp lơ, bắp cải rau các loại. Để đảm bảo cho rau màu phát triển an toàn, hạn chế sâu bệnh, ngoài tưới nước hàng ngày, gia đình bơm thuốc trừ sâu và trừ bệnh 4 lần/tháng. Trước kia nhiều bà con sử dụng xong vứt bừa bãi vỏ bao bì và vỏ chai các loại thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, nay đã có các bể bê tông chứa rác ngay tại chân ruộng, người dân ý thức bỏ rác vào thùng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường”.

Thời gian qua, việc nâng cao ý thức sử dụng thuốc BVTV cho người dân và xây dựng mô hình thu gom bao bì chứa thuốc BVTV ở một số địa phương đã được quan tâm. Ông Hồ Nguyên Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lương trao đổi: “Hàng năm, địa phương đều tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho bà con về quy trình sản xuất rau an toàn; hạn chế sử dụng thuốc BVTV, tăng cường thuốc vi sinh nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất và giảm ô nhiễm môi trường. Xã còn khuyến cáo người dân sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục cho phép, thời gian sử dụng an toàn.

Bên cạnh đó, từ năm 2015, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đầu tư cho xã Quỳnh Lương 32 thùng chứa rác bao bì thuốc BVTV, được bố trí trên tất cả xứ đồng của 8 thôn. Sau 6 tháng/lần Chi cục BVTV về thu gom đưa ra nhà máy ở Hải Dương tiêu hủy. Trước đây bà con có thói quen vứt vỏ bao bì bừa bãi trên đồng ruộng, sau khi được tập huấn quy trình sản xuất VietGap, sử dụng thuốc BVTV, vệ sinh đồng ruộng, người dân đã có ý thức hơn tuy nhiên chưa đồng đều.”

Mô hình bể chứa bao bì thuốc BVTV tại vùng sản xuât rau màu xã Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu.
Mô hình bể chứa bao bì thuốc BVTV tại vùng sản xuất rau màu xã Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu.

Ngoài xã Quỳnh Lương, tại xã Diễn Thành (Diễn Châu) cũng được Chi cục BVTV đầu tư 37 bể chứa rác bao bì thuốc BVTV ở 11 xóm. Xã Long Thành (Yên Thành) được trang bị 51 bể chứa ở 17 xóm. Sau 1 năm đưa vào sử dụng, các địa phương trên đã thu gom được 1,54 tấn bao bì thuốc BVTV.

Ông Nguyễn Tiến Đức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Nghệ An cho biết: Hiện việc thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi đã sử dụng đang được các địa phương quan tâm. Theo kết quả điều tra cho thấy có 43,2 % số xã được điều tra đã có chủ trương về vấn đề thu gom bao bì thuốc BVTV. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương này còn đang mang tính tuyên truyền để người dân tự giác thực hiện chứ chưa có đầu tư về thùng chứa, tiến hành công tác thu gom…

Hiện nay, người dân chủ yếu đang vứt bao bì thuốc BVTV tự do trên đồng ruộng (chiếm 51,5 %) và vứt vào các bãi rác sinh hoạt. Có 5,3% địa phương thực hiện thu gom để các cơ quan chuyên ngành đưa đi xử lý triệt để theo biện pháp xử lý cho chất thải nguy hại.

Quỳnh Lan

tin mới

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, thành Vinh khoác lên mình tấm áo rực rỡ được dệt từ nhiều sắc hoa tươi tắn như bằng lăng, giáng hương, phượng vàng, phượng vĩ... 

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.