Nghệ An: Gần 250 mô hình được hỗ trợ đầu tư công nghệ tưới nhỏ giọt

(Baonghean.vn) - Thực hiện Quyết định số 87/QĐ-UBND của UBND tỉnh, hàng trăm hộ trồng cam, mía, chè trên địa bàn toàn tỉnh được hỗ trợ kinh phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, phun gốc, mang lại hiệu quả cao.

Vườn cam của gia đình anh Dương Đức Hạnh, xóm Tân Lập, xã tân Long, huyện Tân Kỳ được tỉnh hỗ trợ 20 triệu đồng, gia đình đầu tư thêm 35 triệu đồng để lắp đặt hệ thống tưới phun gốc, nhỏ giọt, ngay từ khi đặt cây giống. Sau 7 tháng chăm sóc, vườn cam 1 ha của gia đình anh hạnh phát triển tốt, đều.

Vườn cam của gia đình anh Dương Đức Hạnh, xóm Tân Lập, xã Tân Long, huyện Tân Kỳ được hỗ trợ 20 triệu đồng, gia đình đầu tư thêm 35 triệu đồng để lắp đặt hệ thống tưới phun gốc ngay từ khi đặt cây giống. Sau 7 tháng chăm sóc, vườn cam 1 ha của gia đình anh Hạnh phát triển tốt.

Gia đình anh Dương Đức Hạnh, xóm Tân Lập, xã Tân Long, huyện Tân Kỳ, đầu năm 2016 được huyện thực hiện mô hình tưới phun gốc cho 1 ha cam, theo chính sách hỗ trợ Quyết định 87 của tỉnh. Hệ thống tưới phun gốc của anh Hạnh có giá trị 50 triệu đồng, trong đó, tỉnh hỗ trợ 20 triệu đồng, còn lại do gia đình đầu tư.

Anh Hạnh cho biết: Nước giếng khoan được bơm lên bể chứa, từ đó hàng ngày anh vặn van tưới 2 lần vào buổi sáng và chiều tối, mỗi lần 1 tiếng đồng hồ là đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển. Nhờ đó, vườn cam 7 tháng tuổi đã cao gần đến đầu người, cành lá xanh tốt. Dù mùa hè nắng nóng, gia đình không còn lo khâu nước tưới cho cam. Sử dụng hệ thống tưới phun gốc tự động này, người trồng cam không vất vả, đặc biệt tiết kiệm nước và tiết kiệm điện năng, vườn cam phát triển đều.

Nguồn nước khoan được bơm lên cái bể chứa này, mỗi khi tưới, chỉ cần vặn vạn là hệ thống tưới tự hoạt động, con người không mất sức lao động, nhưng hiệu quả mang lại cao.
Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn huyện Tân Kỳ được UBND tỉnh hỗ trợ 20 mô hình tưới nhỏ giọt cho cam, mỗi mô hình được hỗ trợ 20 triệu đồng.

Trong 2 năm 2015 và 2016, Tân Kỳ đã có 20 mô hình trồng cam được lắp đặt hệ thống tưới phun gốc, với diện tích gần 30 ha. Mỗi mô hình tưới phun gốc phải đầu tư ít nhất 50 triệu đồng, nhưng khi được hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh, các hộ trồng cam phấn khởi đầu tư thêm tiền để lắp đặt.

Ông Nguyễn Tất Hải - Phó phòng Nông nghiệp - PTNT huyện cho biết: Căn cứ vào số hộ đăng ký hàng năm, huyện kiểm tra thực tế, sau đó lập danh sách đề nghị tỉnh hỗ trợ thực hiện mô hình. Nhìn chung chính sách hỗ trợ của tỉnh phù hợp, kịp thời đối với người trồng cam, hầu hết các mô hình đều phát huy hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho người trồng cam.

Anh Nguyễn Đức hạnh cho biết: Mỗi ngày tưới 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối. Mỗi lần tưới 1 tiếng đồng hồ là đủ.
Anh Nguyễn Đức Hạnh cho biết: Mỗi ngày tưới 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối. Mỗi lần tưới 1 tiếng đồng hồ.

Thực hiện Quyết định 87 của UBND tỉnh, mỗi năm tỉnh cấp 3 tỷ đồng hỗ trợ người trồng cây công nghiệp lắp đặt hệ thống tưới. Theo báo cáo của Chi Cục Thủy lợi, đã có 247 mô hình là hộ trồng cam, mía, chè được hưởng chính sách này, với diện tích 318 ha, trong đó 209 ha cam, còn lại là mía, chè, tại các huyện: Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Con Cuông, Thanh Chương, Thị xã Hoàng Mai và Kỳ sơn. Năm 2016, các địa phương đang triển khai thực hiện ước khoảng 245 mô hình, được hưởng chính sách theo quyết định 87 của UBND tỉnh

Quyết định 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 có nhiều nội dung hỗ trợ, trong đó đối với cây công nghiệp: lạc, chè, mía là được hưởng 40% giá trị công trình được quyết toán do cấp có thẩm quyền phê duyệt (thiết bị và vật tư) tưới nhỏ lẻ cho cây công nghiệp (chè, cà phê, mía), cây ăn quả (cam, dứa) và cỏ trồng tập trung có quy mô 01 ha trở lên làm thức ăn chăn nuôi như: Giếng đào, giếng khoan, máy bơm nhỏ di động, ống tưới PVC hoặc bằng cao su.

Hỗ trợ 40% giá trị công trình nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng cho 01 hồ đập nhỏ có dung tích từ 30.000 m3 đến 70.000 m3 nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây công nghiệp (chè, cà phê, mía), cây ăn quả (cam, dứa) để tạo nguồn nước tưới và giữ ẩm. Số lượng hồ đập nhỏ được UBND tỉnh giao kế hoạch hàng năm cho các địa phương, đơn vị.

Xuân Hoàng

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.