'Chạy hạn', nông dân làm 'ngược' quy trình sản xuất

(Baonghean.vn) - Hiện nông dân Thanh Chương đang đồng loạt xuống động cấy lúa hè thu. Khác với mọi năm, năm nay hạn nặng, để đảm bào thời vụ người dân đang làm “ngược” quy trình sản xuất.

1
Các trạm bơm đang hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu cho nông dân cấy lúa.

Sau nhiều năm đưa vụ hè thu thành vụ sản xuất chính, người dân Thanh Chương đã có nhiều kinh nghiệm như: gặt đến đâu cấy đến đó, hay cao treo cấy trước thấp trũng cấy sau.

Tuy nhiên do năm nay không có mưa Cốc Vũ và Tiểu Mãn, tất cả các loại đất lúa trên địa bàn đều bị hạn nặng nên không thực hiện được quy trình này mà thấp trũng phải cấy trước.

Người dân huy động các loại máy làm đất đảm bảo thời vụ.
Người dân huy động các loại máy làm đất đảm bảo thời vụ.

Theo đề án sản xuất vụ hè thu năm nay huyện Thanh Chương sẽ gieo cấy 5.500 ha lúa hè thu bằng các loại giống ngắn ngày như: NA2, khang dân cải tiến, PC6. Diện tích lúa vụ này giảm so với vụ xuân và để đảm bảo chắc ăn, huyện chỉ đạo chỉ gieo cấy trên những vùng chủ động được nguồn nước đề phòng hạn hán và úng lụt, hạn chế việc gieo thẳng.

1
 Thiếu nước nhiều diện tích phải cấy trét phơi mạ dưới nắng hè.

Hiện tại để cấy lúa hè thu người dân đều phải chờ đợi nguồn nước từ các trạm bơm, hồ đập. Theo ông Nguyễn Đức Hùng - Giám đốc Công ty Thủy lợi từ 10 ngày nay tất cả 6 hồ đập và 7 trạm bơm của đơn vị đã chạy hết công suất nhưng hiệu quả đạt không cao vì hạn quá nặng, “đồng khô đất trắng” nên lượng nước ngấm quá nhiều.

Nếu như trước đây mỗi ngày một trạm bơm 2-4 vòi có thể phục vụ đủ cho 30 ha thì nay chỉ đạt khoảng 15 ha, giảm một nửa. Còn với các hồ đập do từ đầu năm không có mưa lớn nên không có nguồn bổ sung, lượng nước chí đảm bảo khoảng 50% trữ lượng. Như vậy, nếu sắp tới không có mưa lớn thì sẽ có một nửa trong số 2.500 ha nằm trong vùng tưới của Công ty thiếu nước.

1
Nhiều diện tích đang phơi trắng trở thành nơi chăn thả trâu bò.

Để tiết kiệm những nguồn nước hiếm hoi này, ưu tiên trước hết của các địa phương là chống hạn cho mạ và chỉ đạo nông dân cấy theo phương châm: Vận dụng tất cả mọi nguồn nước, có nước ở đâu cấy lúa ở đó. Nhờ vậy, những trà lúa ở  gần ao hồ, đầm  phá và các trạm bơm điện đã và đang được cấy, còn những nơi ở xa hơn phải đợi nước nên tiến độ sản xuất rất chậm. Nếu như mọi năm, đến thời điểm này đã cơ bản khép kín diện tích hè thu nhưng năm nay mới chỉ cấy được 1/3 diện tích.

Bức tranh toàn cảnh của vụ hè thu như những vệt dầu loang đã phản ánh những khó khăn bước đầu của một vụ sản xuất. Nếu trong thời gian tới trời không mưa, tình hình sẽ càng khó khăn hơn bởi khi đó nguồn nước để cấy lúa sẽ bị chặn lại, bớt xén để làm nước dưỡng cho diện tích đã cấy. Trước tình hình này huyện cũng đang chỉ đạo các địa phương và Công ty Thủy lợi làm tốt công tác cung ứng, thường xuyên kiểm tra theo dõi để “ép” được các nguồn nước về đúng địa chỉ, đảm bảo cấy hết diện tích hè thu.

Đình Hà

Đài Thanh Chương

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….