Trại đà điểu đầu tiên ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chị Võ Thị Hằng ở xã Diễn Phú (Diễn Châu) đã trở thành chủ một trang trại chăn nuôi đà điểu đầu tiên ở Nghệ An. Tuy mới chỉ qua 18 tháng nuôi nhưng mô hình trang trại đà điểu đã cho thấy phù hợp với khí hậu, đà điểu phát triển nhanh và cho thu nhập cao ở Diễn Châu Nghệ An.

Đà điểu nuôi ở
Đà điểu nuôi ở  Diễn Thọ - Diễn Châu Nghệ An. Trong trang trại luôn có 250 - 300 con đà điều thương phẩm và đà điểu sinh sản.

Tuy đi vào hoạt động mới được 18 tháng nhưng ai đến đây cũng không khỏi ngỡ ngàng bởi quy mô trang trại chăn nuôi đà điểu của chị Hằng. Hơn 200 con đà điểu đang chuẩn bị kỳ đẻ trứng và xuất chuồng đã nặng từ 1-1,2 tạ/con và gần 100 con giống đã đạt từ 5-10kg.

Chị Hằng chia sẻ: Đà điểu là loại vật có sức đề kháng tốt, có thể chống chịu với thời tiết khắc nghiệt, chịu rét, chịu nắng tốt. Nuôi đà điểu từ 10 - 12 tháng có thế bán thương phẩm, nuôi 3 tháng có thể bán con giống. Thịt đà điểu có giá trị kinh tế cao và an toàn thực phẩm. Ngoài ra, ngay cả da, xương, lông, vỏ trứng của đà điểu đều có giá trị kinh tế cao trong ngành sản xuất đồ trang sức, mỹ nghệ và thực phẩm chức năng. 

a
Trứng đà điểu  là món ăn đặc sản.

Để có trang trại như hôm nay, chị Hằng đã đi tham quan, học hỏi một số mô hình và Trung tâm Giống gia cầm Thụy Phương (Hà Nội). Qua đó thì thấy việc chăn nuôi đà điểu không quá khó mà lợi nhuận cao nên khi trở về đã nhận thầu vùng đất 3,3 héc ta ở xã Diễn Thọ để đầu tư nuôi đà điểu.

Nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi đà điểu  rất lớn, bởi con giống đã phải mua từ 2-2,5 triệu đồng/con. Chị Hằng đã đầu tư tới hơn 3 tỷ đồng cho xây dựng trang trại và mua 150 con giống nuôi thương phẩm và 100 con đà điểu to nuôi sinh sản của Trung tâm Giống gia cầm Thụy Phương. Để đảm bảo chăn nuôi đúng kỹ thuật, chị đã mời cán bộ trung tâm về tập huấn kỹ thuật cho công nhân và tư vấn cách chăm sóc đà điều.

a
Qua 16 tháng nuôi, đà điểu đã bắt đầu đẻ trứng. Mỗi quả trứng có trọng lượng tới hơn 1kg, có giá bán 150.000 đồng/ quả

Chị Hằng cho biết: Thức ăn của đà điểu khá đơn giản chủ yếu là rau cỏ, ngô, khoai, sắn, thóc, khô dầu lạc, vừng, vỏ đậu nành và nó cũng ăn không nhiều nên chi phí không cao. Trung bình mỗi ngày với 300 con chỉ tiêu thụ hết 300 kg rau, cỏ và khoảng 300kg tinh bột. Chuồng chỉ cần có mái che mưa là được, vì khi đạt từ 30 kg trở lên, đà điểu chủ yếu sống ngoài trời. Nền sân không cần lát gạch mà là nền đất cho đà điểu khỏi trơn trượt khi chạy nhảy. Xung quanh chỉ cần che chắn bằng lưới sắt và cọc bê tông. Khả năng chống chịu với thời tiết của đà điểu rất cao. Đợt tết, rét đậm nhiệt độ xuống 6 độ C nhưng không có con đà điều nào bị ốm và chúng chưa xuất hiện bất cử 1 loại dịch bệnh nào. Mùa hè đà điểu cũng chịu nóng tốt. Trời nóng 40oC đà điểu vẫn khỏe mạnh. 

a
Trang trại của chị Hằng còn cung cấp con giống cho các trại khác như ở Hà Tĩnh.
a
Thức ăn của đà điều khá đơn giản

Trang trại của chị nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các nhà hàng, khách sạn lớn tại Hà Nội nên đà điểu không đủ cung cấp cho thị trường. Từ đầu năm 2016 đến nay, trang trại chị Hằng đã xuất bán 200 con có trọng lượng 17 tấn. Với giá bán 80 triệu đồng/tấn đã mang lại doanh thu hơn 13, tỷ đồng, trừ hết chi phí cũng lãi ròng hơn 700 triệu đồng.       

Mới đây, với sự mời gọi của Huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh xây dựng dự án thí điểm, gia đình chị Hằng tiếp tục mở một trang trại quy mô gần 5 héc ta chăn nuôi đà điểu. Trang trại được được xây dựng qui trình khép kín từ khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, sinh sản, thức ăn, nước uống và chuồng trại.

Tiếng lành đồn xa, trang trại của gia  đình chị Hằng hiện đang thu hút nhiều lượt khách đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi đà điểu, chị Hằng luôn tiếp đón niềm nở và nhiệt tình hướng dẫn cho những người có cùng niềm đam mê chăn nuôi và mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.  Chị chia sẻ: Tới đây mình sẽ kết hợp với địa phương mở hội thảo, phổ biến quy trình chăn nuôi cho bà con nhân dân. Nếu bà con có nhu cầu thì chúng tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật và liên kết với doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con.

Mai Giang 

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.