Làm giàu từ đất khó

(Baonghean) - Anh Đậu Văn Tuấn (SN 1981, ở xóm 11, xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc) đã vươn lên làm giàu từ mô hình phát triển kinh tế tổng hợp trên đồng đất quê hương.

Trang trại tổng hợp của anh Đậu Văn Tuấn.
Trang trại tổng hợp của anh Đậu Văn Tuấn

Nhiều năm trước, ý tưởng xây dựng trang trại hình thành từ khi anh xuất ngũ trở về địa phương, nhưng thời điểm đó do thiếu vốn, lại chưa có kinh nghiệm nên chưa thể thực hiện.

Những năm sau đó, anh theo học lớp trung cấp kế toán, rồi ra trường làm nhiều nghề kiếm sống. “Tôi vô miền Nam làm công nhân nhưng thu nhập thấp, không đủ kinh phí trang trải cho cuộc sống. Tôi nghĩ, cứ làm cả đời thế này thì không biết khi nào cuộc sống cho khấm khá lên được. Thế là tôi quyết định trở về quê hương với quyết tâm thực hiện hoài bão của mình”, anh Tuấn cho biết.

Năm 2014, anh vay vốn ngân hàng 150 triệu đồng đầu tư xây dựng trang trại trên diện tích 1ha đất đấu thầu của địa phương.
Nhận thấy nguồn cung thực phẩm sạch đang khan hiếm, anh quyết định mở trại chăn nuôi lợn, gà, vịt. Ban đầu khi mới đầu tư vào mô hình chăn nuôi tổng hợp, anh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về kỹ thuật chăn nuôi; phương pháp phòng chống các loại dịch bệnh cho vật nuôi cũng như tìm nguồn ra cho sản phẩm.
Anh đi khắp các trang trại trong và ngoài huyện để học tập kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi. Nhờ vậy đàn lợn, gà, vịt mà gia đình anh nuôi tăng trưởng nhanh, đảm bảo chất lượng thịt an toàn khi đến với người tiêu dùng.
Phát huy lợi thế đất đai, đầu năm 2015, anh Tuấn đã bắt tay đầu tư, cải tạo lại ao nuôi thả cá giống các loại, kết hợp với mô hình cá lúa đã giúp vợ chồng anh có nguồn thu nhập khá ổn định.
Chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp, anh Tuấn cho biết: "Nguồn vốn ban đầu có được quá ít, gia đình tôi phải cầm cố sổ đỏ để mượn ngân hàng, rồi vay thêm từ người thân và bạn bè. Nhìn diện tích đất được nhận, chủ yếu là ao hồ, cỏ dại, phải vừa thuê máy xúc, vừa phát huy sức lao động của các thành viên trong gia đình để cải tạo đất".
Sau khi thu về hàng trăm triệu đồng, anh Tuấn tiếp tục tái đầu tư xây dựng mở rộng trang trại, mở đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Nhờ đó, cuộc sống của gia đình ngày càng khấm khá. 
 Nguyên Hưng

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.